Vương Hồng Sển
Vương Hồng Sển
- Vào trang riêng của tác giả
- Xem tất cả các sách của tác giả
Khám Lớn Sài Gòn
Maison Centrale de Saigon – Nhà tù lớn nhất Nam Kỳ thời Pháp thuộc, được biết đến nhiều hơn với tên gọi Khám lớn Sài Gòn, là nơi từng giam cầm biết bao nhà cách mạng: Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu… Chính tại đây trong một buổi sáng tinh mơ nọ, người anh hùng trẻ tuổi Lý Tự Trọng đã ngã xuống dưới lưỡi dao của máy chém Guillotine ghê rợn.
Lịch sử sang trang, năm 1953 Khám lớn Sài Gòn bị phá hủy để xây dựng trường Đại học Văn khoa. Giữa cảnh đập phá ồn ào ít ai để ý đến người đàn ông trung niên gày gò đang lật từng viên gạch, soi mỗi mảng tường xà lim, cố công lưu giữ một mảnh nhỏ lịch sử Sài Gòn.
Hãy cùng học giả Vương Hồng Sển xem lại những bức ảnh ông có từ ngót nửa thế kỷ trước, bước vào Khám lớn Sài Gòn, tìm về một thời đau xót và bi tráng của dân tộc…
“Đọc sách đọc truyện, thường thấy lấy trăm năm làm hạn. Tôi cho như vậy là vượt bực và quá tham. Sống được đến tuổi này đã là nhiều, và nếu thêm được ngày nào xin cứ kể đó là lãi của trời cho. Vả lại, đường đi cũng chưa biết đến đâu là cùng tột thì tội gì phải thất công đếm ngày đếm tháng…”
Mời bạn đón đọc.
Khám lớn Sài Gòn
PNO – Nhà tù lớn nhất Nam kỳ thời Pháp thuộc, được biết đến với tên gọi Khám lớn Sài Gòn.
Trong lịch sử Việt Nam, nhiều nhà yêu nước từng bị giam giữ nơi Khám lớn Sài Gòn như Nguyễn An Ninh, Phan Xích Long, Trần Văn Giàu, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Lý Tự Trọng…
Năm 1953 Khám lớn Sài Gòn bị phá hủy để xây dựng trường Đại học Văn khoa. Học giả Vương Hồng Sển là một trong những người chứng kiến những thời khắc cuối cùng cuộc tồn tại của Khám lớn Sài Gòn. Lúc đó, cụ đã xin được phép vào Khám trong thời gian bị dân phu phá hủy. Đi theo cụ còn có người bạn Nguyễn Văn Khương mang máy ảnh vào chụp thực địa nơi này – một thời đau xót và bi tráng của dân tộc…
Cụ đã lưu giữ lại nhiều tự liệu liên quan đến Khám lớn Sài Gòn như hình ảnh bảng thực đơn chép trên vách khám và nhiều bài thơ do tù nhân viết lên vách khám, trong đó có cả những dòng thơ của những người sắp bị đem ra pháp trường. Chẳng hạn:
Hồn non nước vẫn còn lưu luyến mãi
Hận non sông chưa trả nợ làm trai
Vô ngục tối gông cùm đang thử thách
Quyết đem chí cả hẹn ngày mai
Hay bài thơ của một tử tù trong khám số 13:
Thân chiến sĩ sa cơ nhưng bất khuất
Rất thản nhiên với cái chết gần kề
Cam tù tội gông cùm và xiềng xích
Máu xương rơi quyết giữ trọn lời thề
Đặc biệt còn có những vần thơ đối đáp tình cảm v.v… Tất cả tư liệu này, khoảng nửa thế kỷ sau đó, cụ mới công bố trong tập sách Khám lớn Sài Gòn (NXB Văn hóa Văn nghệ) chỉ vài tháng trước khi qua đời. Cụ tâm sự: "Đọc sách đọc truyện, thường thấy lấy trăm năm làm hạn. Tôi cho như vậy là vượt bực và quá tham. Sống được đến tuổi này đã là nhiều, và nếu thêm được ngày nào xin cứ kể đó là lãi của trời cho". Cụ đã viết trong tâm thế đó, sách dày hơn 80 trang ghi chép những câu chuyện mắt thấy tai nghe. Tập sách này rất hữu ích cho thể hệ sau trong việc nghiên cứu và học tập truyền thống.
T.L
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn