Giới thiệu sách Dịch Hại Trên Cam, Quít, Chanh, Bưởi (Rutaceae) Và IPM
Do có giá trị kinh tế cao nên diện tích cây ăn trái đã ngày càng gia tăng tại Việt Nam, từ 346.000 ha năm 1995, diện tích cây ăn trái đã gia tăng đến 500.000 ha vào năm 2000. Trong các loại cây ăn trái được trồng phổ biến thí nhóm cây có múi Citrus (cam, quít, chanh, bưởi) chiếm một diện tích rất lớn. Chỉ riêng trong khu vực miền Nam Việt Nam, trong năm 2000, diện tích của nhóm Citrus đã chiếm đến 40.000 ha.
Ngoài rất nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển cây có múi (cam, quít, chanh, bưởi) như đất đai màu mỡ, nguồn nước và nhân lực phong phú, điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi tại nhiều vùng, nông dân cũng đá có ít nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cam, quít, chanh, bưởi.
Trong chiều hướng phát triển nông nghiệp bền vững và sự đòi hỏi ngày càng cao trái cây "sạch", chất lượng cao trên thị trường trong và ngoài nước, tình trạng canh tác cây có múi dựa chủ yếu trên thuốc hóa học như hiện nay sẽ là một trở ngại lớn cho sự phát triển cây ăn trái nói chung và nhóm Citrus (cam, quit, chanh, bưởi) nói riêng tại Việt Nam.
Với những kết quả nghiên cứu được trong những năm qua tại Việt Nam, phối hợp với các thông tin khác trong và ngoài nước, tài liệu này đã được xuất bản nhằm cung cấp một số thông tin về dịch hại trên cây Citrus để giúp các nhà chuyên môn trong lãnh vực bảo vệ thực vật và các nhà vườn trồng cây có múi cam, quít, chanh, bưởi khắc phục những khó khăn trên. Quyển sách này hy vọng sẽ góp phần trong việc phát triển cây có múi Citrus tại Việt Nam theo hướng kinh tế và an toàn sinh thái.
Mời bạn đón đọc.