Giới thiệu sách Chân Lý – Là
Người trí thức hiểu những gì các tôn giáo tuyên truyền, những quy tắc đạo đức và luân lý được các tôn giáo đặt ra, và cả những khái niệm siêu hình do các tôn giáo phác họa, nhưng người trí thức vẫn không giác ngộ. Cái mà người trí thức tìm kiếm chính là Chân Lý, yếu tốt bất biến không hề bị tác động trước mọi thay đổi. Và, hơn thế nữa, người trí thức cần bằng chứng, nhưng không thể nói được bằng chứng nào sẽ thỏa mãn anh ta. Một bằng chứng như thế chính nó lại tùy thuộc vào không gian và thời gian, và người trí thức đủ thông minh để biết điều này. Chân Lý, để là Chân Lý, thì bất tùy thuộc thời gian và không gian. Bất cứ ai thông minh cũng phải nhìn nhận rằng cái biết “Ta hiện hữu” – cảm nhận về sự hiện diện hữu thức, về “hiện hữu” – là Chân Lý duy nhất mà mọi sinh vật có tri giác đều biết, và đó là “bằng chứng” duy nhất mà một người có thể có. Tuy nhiên, chỉ đơn thuần tồn tại thì không thể sánh với Chân Lý, vì lý do đơn giản là tự thân sự tồn tại không ở ngoài thời gian và không gian, như Thực tại.
Chân Lý chỉ có thể được gợi ý hay ngụ ý, nhưng không thể diễn đạt bằng ngôn từ, vì Chân Lý không thể được nhận thức. Bất cứ gì được nhận thức đều là một khách thể mà Chân Lý không phải là một khách thể. Người ta không thể “mua sắm” Chân Lý như một vật gì đó được xác nhận một cách có thẩm quyền và đóng dấu “Chân Lý”. Mọi cố gắng tìm kiếm bằng chứng của Chân Lý đều bao hàm một sự chia cắt tâm thành chủ thể và khách thể, và lúc đó câu trả lời không thể là Chân Lý, vì không có gì là khách thể về Chân Lý, vì thực chất của Chân Lý là tính chủ thể thuần túy….
Mời bạn đón đọc.