Giới thiệu sách Những Quan Điểm Khác Nhau Trong Đạo Phật Vào Thời Ấn Độ Cổ Xưa
Đạo Phật là một tôn giáo toàn cầu, sống động có tính khoa học mà chưa có một tôn giáo nào có thể vượt qua. Một tôn giáo không mang tính riêng lẻ khi tìm lại lợi ích cho toàn nhân loại.
Sau khi giác ngộ, đức Phật đã đi khắp Ấn Độ trong 45 năm để thuyết giảng giáo pháp mà Người đạt được. Lời dạy của Người được lưu giữa trong Tam Tạng Kinh. Đức Phật đã mang hoà bình đến cho Ấn Độ, một xã hội đầy chia rẽ, mâu thuẫn và nhiều đẳng cấp trong thời đại phong kiến ở thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Lời dạy của Người là chánh Pháp luôn mang tính thực tế, xuyên suốt từ đó cho đến ngày nay. Từ nơi chánh Pháp, chúng ta có thể áp dụng để từ bỏ mọi điều xấu xa trong các lãnh vực xã hội, kinh tế, đạo đức, v.v…
Do tính lý thuyết trong sáng đó, đạo Phật trở thành một trường hợp thanh cao, hài hoà, tượng trưng cho sự bình đẳng, dân chủ, và tự do ngôn luận. Lời Phật dạy không chỉ là triết lý căn bản mà còn là sự chỉ dẫn thực tiễn, khẳng định tầm quan trọng và hữu ích cho đời sống hàng ngày của chúng ta. Chỉ những người nào sống hết lòng với kinh Phật sẽ cảm nhận sự sâu sắc đó. Phưong pháp tu tập của Người là quá trình tự quan sát và nghiên cứu . Triết lý của Người được miêu tả như một lời nhắc bảo: “Hãy đến để thấy” và “hãy nhận biết bằng chính mình”. Và do vậy, triết lý này được xem như là phương tiện giúp chúng ta đạt đến giác ngộ. Khi con người đã đạt đến mục đích tối thượng thì kinh Phật sẽ là một bè gỗ được bỏ lại phía sau.
Mục đích trình bày trong cuốn sách này là miêu tả những quan điểm khác nhau của sự phản kháng và chống đối trong đạo Phật ở thời cổ đại Ấn Độ.
Mục lục:
Lời giới thiệu
Lời nói đầu
Chương 1: Lời dẫn
Chương 2: Lịch sử đức Phật và người biệt giáo
Chương 3: Sự bất đồng và phản kháng trong hợp đồng giáo hội Phật giáo đệ nhất
Chương 4: Sự bất đồng và phản kháng trong hội đồng giáo hội Phật giáo đệ nhị
Chương 5: Kiểm tra lại các phương pháp và sự tiếp cận nghiên cứu vấn đề ly giáo trong thời cổ đại Ấn Độ
Chương 6: Kết luận
Lời người dịch
Mời bạn đón đọc.