Giới thiệu sách Tòa Hình Sự Quốc Tế Góc Nhìn Từ Việt Nam
Từ trước đến nay, trong lịch sử thế giới ít có một giai đoạn nào mà nhân loại lại phải đối đầu và giải quyết nhiều vấn đề mang tính toàn cầu như thế kỷ vừa qua. Luật pháp quốc tế – luật chơi của các quốc gia và các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế, là một trong những lĩnh vực mang dấu ấn đậm nét nhất của tình hình trên. Hai cuộc đại chiến thế giới, hàng trăm cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang khu vực đã làm cho quyết tâm gìn giữ hoà bình, an ninh quốc tế và trừng phạt, ngăn ngừa những tội ác gây đau thương, chết chóc trở thành khát vọng cháy bỏng của nhân loại trong thế kỷ XX.
Việc thành lập Hội quốc liên sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Liên hiệp quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai có nhiệm vụ gìn giữ hoà bình, an ninh quốc tế luôn được đi kèm với việc tổ chức các toà án quốc tế để xét xử tội ác trong các cuộc chiến tranh. Từ những phiên toà không thành công sau Thế chiến lần thứ nhất, Toà án Nurembe và Tôkyô sau Thế chiến lần thứ hai do các quốc gia thắng trận lập nên, cũng như những toà án đặc biệt dành cho Nam tư (cũ) và Ruanđa… do Hội đồng bảo an LHQ thành lập, cho đến những toà án nhân dân yêu chuộc hoà bình trên thế giới tổ chức như Toà án Betran Russel xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam… đều cho thấy quyết tâm của cộng đồng quốc tế đưa thủ phạm gây những tội ác nói trên ra trước vành móng ngựa…
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm này thông qua Quy chế Toà àn hình sự quốc tế (2008), nhằm góp phần giới thiệu với các bạn đọc giả Việt Nammột cách toàn diện về Toà án này, một nhóm luật gia của Bộ ngoại giao đã hợp tác biên soạn tác phẩm Toà án hình sự quốc tế – góc nhìn Việt Nam. Ở đây, tác giả muốn nhấn mạnh đến sự hợp tác khá đặc biệt của các tác giả quyển sách này, những người mà do vị trí công tác của mình có điều kiện nghiên cứu một cách sâu sắc Toà án hình sự quốc tế dưới nhiều góc độ
Mục lục:
Lời giới thiệu
Từ viết tắt
Chương 1: Toà án hình sự quốc tế – những nét tổng quát
Chương 2: Quyền tài phán và luật áp dụng
Chương 3: Cơ cấu, tổ chức và cơ chế hoạt động
Chương 4: Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia
Chương 5: Ý nghĩa của toà án hình sự quốc tế
Chương 6: Toà án hình sự quốc tế và Việt Nam
Mời bạn đón đọc.