Giới thiệu sách Bộ Sách Bổ Trợ Kiến Thức – Chìa Khóa Vàng: Vật Lý
Trái đất đã tồn tại hàng mấy nghìn triệu năm, loài người thì chỉ mới xuất hiện mấy chục vạn năm.
Suốt quá trình lịch sử phát triển của loài người từ hoang dã đến văn minh hiện đại chỉ chiếm một thời gian vô cùng ngắn ngủi (4 giây) so với toàn bộ lịch sử phát triển của tự nhiên. Nhưng với đôi tay khéo léo và bộ óc thông minh, loài người đã thúc đẩy xã hội tiến triển rất nhanh với tốc độ ngày càng chóng mặt. Một nhà khoa học đã nhận định: “Tri thức của loài người ở thế kỷ XIX, cứ khoảng 50 năm thì tăng gấp đôi; sang đầu thế kỷ XX, cứ 30 năm tăng gấp đôi; vào giữa thế kỷ XX cứ 10 năm tăng gấp đôi, đến thập kỷ 70, cứ 5 năm tăng gấp đôi; tới thập kỷ 80 cứ 3 năm tăng gấp đôi.
Làn sóng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như vậy của khoa học kỹ thuật thu hút mối quan tâm mãnh liệt của mọi lớp người, đặc biệt là lớp thiếu niên nhi đồng, tạo niềm say mê hứng thú học tập, tìm tòi và khám phá.
Để đóng góp phần nhỏ bé vào kho tàng trí tuệ của các bạn, Bộ sách bổ trợ kiến thức CHÌA KHÓA VÀNG qua đó cung cấp một số tri thức phổ thông bổ trợ thêm vào lượng kiến thức vốn đã phong phú mà các bạn đang được nhà trường truyền thụ.
Bộ sách sẽ lần lượt ra thành nhiều tập, đề cập tới các môn khoa học tự nhiên cơ bản, các lĩnh vực khoa học kỹ thuật… Song song, bộ sách cũng sẽ trình bày những tri thức về khoa học xã hội, đề cập tới các môn loại gần gũi với đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta.
Mục lục:
Lời nói đầu
Vì sao dùng đòn gánh gánh đồ vật lại đỡ tốn sức?
Vì sao răng lưỡi cưa lại tõe sang hai bên?
Khi đẩy tạ, góc đẩy tối ưu có phải là 450 không?
Vì sao có loại dù có miệng mở?
Vì sao cái diều có thể bay trên trời?
Vì sao tắm rửa trên con tàu vũ trụ là một việc khó khăn?
Vì sao đi xe đạp đỡ tốn sức hơn đi bộ?
Vì sao vận động viên bóng chuyền khi cứu bóng phải nhào lăn?
Vì sao khi bơi tự do quay vòng phải chúi đầu co bụng?
Có phải khi kéo co, ai khỏe hơn sẽ thắng?
Vì sao các cán búa đều có một độ dài thích hợp?
Vì sao đi giầy trượt băng có thể trượt dễ dàng trên mặt băng?
Vì sao khi trèo lên cột điện, thợ điện phải đi cá giầy?
Vì sao khi kéo vật nặng thường phải quấn dây thừng mấy vòng vào cột?
Vì sao chim đang bay có thể làm hỏng máy bay?
Vì sao cú sút bóng “là vàng rơi” lại bay theo được vòng cung?
Vì sao chiếc vòng mây có thể tự động lăn trở lại?
……
Mời bạn đón đọc.