556 Năm Đối Chiếu Âm Lịch – Dương Lịch Việt Nam Và Trung Quốc – 1544 (Giáp Thìn) – 2100 (Canh Thân)

556 Năm Đối Chiếu Âm Lịch – Dương Lịch Việt Nam Và Trung Quốc – 1544 (Giáp Thìn) – 2100 (Canh Thân)
Giá bìa: 250.000₫
Giá bán: 200.000₫
Tình trạng: Còn ít hàng hoặc hết
  • Tác giả: Lê Quý Ngưu
  • Nhà xuất bản: Nxb Thuận Hóa
  • Nhà phát hành: Quang Minh
  • Mã Sản phẩm: 893601600955
  • Khối lượng: 1300.00 gam
  • Kích thước: 21x30 cm
  • Ngày phát hành: 2007
  • Số trang: 1172

Giới thiệu sách 556 Năm Đối Chiếu Âm Lịch – Dương Lịch Việt Nam Và Trung Quốc – 1544 (Giáp Thìn) – 2100 (Canh Thân)

Lê Quý Ngưu

Lê Quý Ngưu

556 Năm Đối Chiếu Âm Lịch – Dương Lịch Việt Nam Và Trung Quốc – 1544 (Giáp Thìn) – 2100 (Canh Thân)


Trên thế giới có 3 loại lịch cơ bản: Lịch thuần dương, lịch thuần âm và lịch âm dương. Lịch của các cư dân Nam Á thường gọi là “lịch âm” thực chất là một thứ lịch âm dương. Đó là sản phẩm của lối tư duy tổng hợp, nó kết hợp được cả chu kỳ mặt trăng lẫn mặt trời.

Lịch âm nước ta qua một thời gian đầu dùng theo lịch của Trung Quốc. Từ năm 1544 về sau, người ta mới phát hiện ra có một số năm khác với lịch Trung Quốc. Mặc dù phần lớn đất liền nước ta nằm dọc theo múi giờ 7, những chỉ trong thế kỷ 20 này do sự biến động chính trị đã 10 lần thay đổi giờ pháp định (khi lấy mùi giờ 7 khi lấy mùi giờ 8). Mãi tới năm 1967, Nhà nước ta quyết định lấy múi giờ 7 (khác với Trung Quốc lấy múi giờ 8) chính thức cho việc soạn lịch âm của mình.

Do sự thay đổi trên mà lịch âm của nước ta có một số năm khác với lịch Trung Quốc. Qua tập sách này, soạn giả đã tỉ mỉ đối chiếu khác nhau giữa năm, tháng, tháng nhuận, tiết, của từng năm giữa lịch âm Trung Quốc và Việt Nam từ năm 1544 đến 2100.

Sách sẽ có lợi cho những nhà nghiên cứu sử học, gia phả học, khảo cổ học,… muốn đối chiếu lịch âm qua dương hoặc dương qua âm của Trung Quốc hay của Việt Nam. Ví dụ: Khi tra cứu đến ngày mất của Ngô Thời Nhậm ra Dương lịch, sách “Đại Nam thực lục” ghi rằng: “Quý Hợi, Gia Long năm thứ hai, tháng giêng nhuận,… Tháng hai ngày Canh Thìn. Đóng gông giải bọn Thượng thư Tây Sơn là Ngô Nhậm, Phan Huy Ích và Nguyễn Gia Phan đến Bắc Thành,… Hạ lệnh kể tội ở học đường phủ Phụng Thiên rồi đánh. Nhậm bị chết vì đánh…”. Như vậy, sách ghi ngày này tương ứng với 06/04/1803. Ở năm này có sự khác biệt giữa lịch Trung Quốc (nhà Thanh) với lịch Việt Nam (nhà Nguyễn). Lịch Việt Nam nhuận vào tháng giêng, tháng giêng nhuận của lịch Nguyễn lại ứng với tháng hai của lịch Thanh. Cho nên khi các nhà nghiên cứu sử học tra cứu vào lịch Trung Quốc thì sẽ thấy không khớp vào tháng can chi của năm đó (vì tháng giêng của Trung Quốc đâu có nhuận! So sánh trong lịch này sẽ rõ hơn). Đó cũng là điều cần chú ý cho các nhà nghiên cứu khi tra cứu nhằm tháng khác nhau giữa hai tháng lịch.


Tại sao Tết Âm lịch Việt Nam và Trung Quốc chênh nhau 1 ngày?

Mời Bạn Đón Đọc


556 Năm Đối Chiếu Âm Lịch – Dương Lịch Việt Nam Và Trung Quốc – 1544 (Giáp Thìn) – 2100 (Canh Thân)

(Ngày 11-02-2007)

Tại sao Tết Âm lịch Việt Nam và Trung Quốc chênh nhau 1 ngày?

Trên thế giới có 3 loại lịch cơ bản: lịch Thuần Dương, lịch Thuần Âm và lịch Âm Dương (được các cư dân Nam Á tính toán, kết hợp được cả chu kỳ mặt trời lẫn mặt trăng). Dương lịch đã được người phương Tây chuẩn xác và ổn định từ năm 1583, Âm lịch Trung Quốc cũng đã ổn định từ hàng ngàn năm trước.

Và suốt một thời gian dài người Việt dùng chung Âm lịch của Trung Quốc. Đến năm 1544 người ta mới phát hiện một số năm có ngày, tháng, tháng nhuận và các tiết ở nước ta khác với Trung Quốc. Và lịch thời Lê Trung Hưng (Lê – Trịnh 1544 – 1788) soạn từ Khâm định vạn niên thư cũng dùng phép Đại Thống như lịch nhà Minh, và về sau lấy thêm Bách trúng kinh để soạn. Rồi lịch chúa Nguyễn – Đàng Trong (1631 – 1801), lịch Tây Sơn (1789 – 1801), lịch nhà Nguyễn (1802 – 1903) đều có những điểm khác với lịch Trung Quốc về ngày tháng nhuận, ngày Tết và các tiết… Đến năm 1967, nhà nước ta (Việt Nam dân chủ cộng hòa) mới chính thức lấy múi giờ 7 để soạn Âm lịch Việt Nam – khác với Trung Quốc lấy múi giờ 8, mặc dù hai nước dùng cùng một phép tính như nhau. Tuy vậy, hiện nay nhiều người Việt Nam cũng không hiểu và hoang mang về một số tháng đủ, thiếu khác nhau kể cả ngày Tết Nguyên đán giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Qua cuốn sách 556 năm đối chiếu Âm lịch – Dương lịch Việt Nam và Trung Quốc, tác giả Lê Quý Ngưu đã tỉ mỉ phân tích sự khác nhau giữa Âm lịch Việt Nam và Trung Quốc từ 1544 đến hết thế kỷ 21 (2100) đối chiếu với Dương lịch và lý giải khá rõ ràng tuy vẫn dựa theo cách sắp xếp truyền thống của Trung Quốc, nghĩa là lấy niên biểu Trung Quốc làm chính và một số sự kiện lịch sử liên quan đến Việt Nam để độc giả tham khảo. Lê Quý Ngưu là tác giả các bộ sách lịch đồ sộ đã in như: Lịch và lịch Vạn Niên, lịch Vạn Niên 0001 – 2060.

Chu Sa.

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


556 Năm Đối Chiếu Âm Lịch – Dương Lịch Việt Nam Và Trung Quốc – 1544 (Giáp Thìn) – 2100 (Canh Thân)

(Ngày 01/02/2007)

Vì sao năm nay Việt Nam ăn Tết trước Trung Quốc một ngày?

Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về một số ngày Tết Đinh Hợi không trùng nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như một số tháng đủ và thiếu khác nhau của hai nước, mới đây NXB Thuận Hóa (Huế) kết hợp với Công ty Văn hóa Hương Trang (TP.HCM) ấn hành cuốn 556 năm đối chiếu âm lịch – dương lịch Việt Nam và Trung Quốc (Giáp Thìn 1544 – Canh Thân 2100) do Lê Quý Ngưu biên soạn, dày hơn 1.500 trang.

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Tấm Vải Đỏ – Tiểu Thuyết Kinh Dị

“Tấm vải đỏ” và lời nguyền Ca Băng
(VTV Ngày 11/12/2007)
Ngay từ đoạn mở đầu của câu chuyện, Tấm vải đỏ đã đánh thức nỗi sợ hãi xen lẫn sự hồi hộp và thích thú trong độc giả bằng một vụ giết người man rợ: Trong khu rừng hoang vắng, bà mẹ đã ra tay tàn ác với chính đứa con gái ruột của mình, sau đó lấy đi đôi mắt và bỏ lại đứa con gái bé bỏng đó thoi thóp trong rừng với đôi hốc mắt còn đang rỉ máu….

Sau đó là một loạt những tình tiết kinh dị đến rợn người kéo người đọc vào một thế giới u ám chết chóc với hình tượng xuyên suốt là Tấm vải đỏ với sức hút ma mị chết người và lời nguyền Ca Băng tàn độc.

Tấm vải đỏ là tiểu thuyết ma kinh dị của tác giả người Trung Quốc Hồng Nương Tử. Tên thật là Diêu Địch, cô gái người Miêu chuyên viết tiểu thuyết kinh dị này đã xuất bản hai cuốn sách theo style của mình là Tấm vải đỏ và Cánh cửa xanh. Sự huyền bí biến ảo trong câu chữ, những tình tiết ly kỳ, sự tàn nhẫn của các nhân vật, tất cả những điều đó đều không thể đủ để diễn tả cảm giác của người đoc sau khi đọc tiểu thuyết của cô. Đọc văn của Hồng Nương Tử có cảm giác như đó là bức chân dung về một cô gái thần bí có gương mặt “biến hóa khôn lường”, tiếp xúc với mỗi người khác nhau, cô gái ấy lại có một thái độ riêng khác nhau. Đọc Tấm vải đỏ này, bạn cũng thấy mình có ấn tượng và suy nghĩ như vậy.

Sức hút của Tấm vải đỏ không chỉ nằm trong những chi tiết hư cấu về một thế giới ma quái rùng rợn mà nó còn nằm trong kết cấu đặc biệt mà Hồng Nương Tử dày công xây dựng. Toàn bộ câu chuyện như một căn nhà lớn mà trong đó mỗi căn phòng chính là một chương truyện, chúng logic với nhau về mặt nội dung nhưng cũng rất độc lập trong cách kể, trong mỗi tình huống, chính điều này cũng làm nên một sức hút đặc biệt cho Tấm vải đỏ.

Chỉ vì vô tình có được tấm vải trong tay mà cuộc sống của bốn cô gái trong chuyện bị đảo lộn. Các cô trở thành mục đích truy sát của lời nguyền Ca Băng độc ác, lời nguyền được kết lại bằng lòng thù hận và những mâu thuẫn không thể hóa giải giữa những con người đã từng có lúc yêu thương nhau thắm thiết. Công cụ giúp lời nguyền Ca Băng hành động chính là tấm vải đỏ mà các cô gái vô tình có trong tay.

Trong nỗi kinh hoàng tột độ và nỗi đau đớn vô bờ khi phải mất đi những người thân của mình, các nhân vật trong chuyện đã phải sát vai lại để cùng đấu tranh. Khi đó cuộc đấu tranh không còn đơn thuần là cuộc đấu tranh để tự vệ nữa mà nó đã biến thành một cuộc đấu tranh sinh tồn đầy cam go, khốc liệt chống lại một sức mạnh vô hình, ma mị và xét cho đến cùng thì đó cũng chính là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, một cuộc đấu tranh dù có nhiều mất mát nhưng cuối cùng thì chân lý ngàn đời vẫn được khẳng định: cái Thiện vẫn là điều mạnh nhất trong thế giới này.

Xuyên suốt câu chuyện, giữa nỗi đau, sự kinh hoàng và bóng tối của cái ác thì tình yêu của con người vẫn nảy nở và hồi sinh. Đó là tình yêu của Kha Lương và Tần Cẩm – tình yêu mà vì nó – Tần Cẩm đã dùng chính cuộc sống của mình để cứu Kha Lương, là tình yêu của Lục Tử Minh và Đường Thi Thi, là tình bạn của các cô gái…

Lời kết của câu chuyện như một nốt thăng nhẹ nhõm mà tác giả bỏ lửng: “Bạn có tin vào tình yêu không?”. Vậy nên, dù những tình tiết của câu chuyện có khiến bạn đọc có thể lạnh sống lưng ngay giữa ban ngày thì câu chuyện vẫn để lại những thanh âm ngọt ngào với thông điệp: Không có một thế lực đen tối nào có thể chiến thắng được tình yêu thương mà con người dành cho nhau và lòng thù hận có thể được gột rửa bằng chính tình yêu thương ấy.

Đinh Hương

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Xuân Thì (Spring Time)

Ly rượu vang của Phiên
Chủ Nhật, 30/12/2007)
Thái Phiên sinh năm 1960 tại Huế. Hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh VN, được phong tước hiệu A.VAPA. Hội viên Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế, được phong tước hiệu E.PIAP. Anh đã đoạt 46 giải thưởng trong nước và quốc tế. Tác phẩm Xuân thì, giải thưởng Đĩa bạc – Croatia, huy chương bạc – Hồng Kông, đang trưng bày tại Viện Bảo tàng Nhiếp ảnh nghệ thuật Tây Ban Nha.

15 năm qua, Thái Phiên chuyên chụp ảnh nghệ thuật khỏa thân (nude). Hàng trăm tấm ảnh anh chụp đã được đưa lên website: www.thaiphienphoto.com. Nay anh tuyển chọn 70 tấm ảnh đẹp nhất in trong sách ảnh Xuân thì (NXB Văn Nghệ, tháng 12-2007).

Con đường nghệ thuật nào cũng lắm chông gai, riêng con đường chụp ảnh nghệ thuật khỏa thân còn lắm chông gai hơn vì lòng người. Khi đứng trước người mẫu nữ khỏa thân, để khỏi xao lòng, Thái Phiên tự nhủ: “Cố gắng rèn luyện cho tâm hồn luôn trong sáng, hướng thiện, hướng mỹ và tự trang bị cho mình một thứ tạm gọi là đức tin – một niềm tin trong nghệ thuật – để giữ cho khuôn ngắm của tôi luôn hướng về cái đẹp”. Nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Chu Chí Thành cho rằng: Ảnh nude “sự thể là trần tục đấy mà lại là thánh thiện đấy mới là hiện thân của vẻ đẹp muôn đời trong người phụ nữ”.

Khi xem sách ảnh của Thái Phiên, tôi nhận thấy trần tục thì ít mà thánh thiện thì nhiều và như thế những người nữ trong tác phẩm của anh đều là “thiên sứ”. Thái Phiên cười: Những tấm ảnh trong tập này mới chỉ là những ly rượu vang khai vị. Phiên còn nhiều tấm ảnh có độ nồng như rượu Whisky, Cognac nhưng phải đợi thời điểm thích hợp mới công bố được.

Thái Phiên đang tất bật ở Hà Nội xin giấy phép mở phòng triển lãm ảnh nghệ thuật khỏa thân. Câu trả lời: Hãy đợi thời điểm thích hợp. Vậy chưa thể cụng ly rượu vang với Thái Phiên trong ngày khai mạc phòng triển lãm ảnh, xin cụng ly rượu vang chúc mừng anh nhân dịp cuốn sách ảnh Xuân thì vừa mới được phát hành.

Đoàn Thạch Biền

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 

Ở đâu bán sách 556 Năm Đối Chiếu Âm Lịch – Dương Lịch Việt Nam Và Trung Quốc – 1544 (Giáp Thìn) – 2100 (Canh Thân) giá rẻ nhất?

Các sản phẩm được giới thiệu bởi Xem Sách Hay đều hỗ trợ mua hàng online, thanh toán khi nhận hàng (COD) Và có đầy đủ hình thức thanh toán cho bạn lựa chọn.

Nhà Cung Cấp LINK MUA Giá
Tiki MUA NGAY
Shopee MUA NGAY

Tải sách 556 Năm Đối Chiếu Âm Lịch – Dương Lịch Việt Nam Và Trung Quốc – 1544 (Giáp Thìn) – 2100 (Canh Thân), dowload sách 556 Năm Đối Chiếu Âm Lịch – Dương Lịch Việt Nam Và Trung Quốc – 1544 (Giáp Thìn) – 2100 (Canh Thân), Đọc sách 556 Năm Đối Chiếu Âm Lịch – Dương Lịch Việt Nam Và Trung Quốc – 1544 (Giáp Thìn) – 2100 (Canh Thân) online, Download Ebook 556 Năm Đối Chiếu Âm Lịch – Dương Lịch Việt Nam Và Trung Quốc – 1544 (Giáp Thìn) – 2100 (Canh Thân) free, 556 Năm Đối Chiếu Âm Lịch – Dương Lịch Việt Nam Và Trung Quốc – 1544 (Giáp Thìn) – 2100 (Canh Thân) pdf doc prc, Xem sách 556 Năm Đối Chiếu Âm Lịch – Dương Lịch Việt Nam Và Trung Quốc – 1544 (Giáp Thìn) – 2100 (Canh Thân) online, review sách 556 Năm Đối Chiếu Âm Lịch – Dương Lịch Việt Nam Và Trung Quốc – 1544 (Giáp Thìn) – 2100 (Canh Thân)