Giới thiệu sách 40 Dã Sử Tiêu Biểu Của Việt Nam
Thuật ngữ “Dã sử” theo quan niệm phổ biến lâu nay, là nhằm để chỉ những quan niệm, quan điểm dân gian về những nhân vật mà họ hằng tôn kính, ngưỡng mộ. Những nhân vật được tôn kính, ngưỡng mộ ấy, phần lớn cũng được ghi chép vào chính sử, nhưng vì chính sử chỉ ghi chép đến những điểm có liên quan đến cục diện chung, cho nên có thể xem dã sử là nguồn tư liệu dân gian bổ sung thêm cho chính sử ở những khía cạnh có liên quan đến cá nhân và đời tư của nhân vật.
Những nhân vật được tôn kính, ngưỡng mộ này, có thể đã được dân chúng ở một số địa phương thờ cúng tại đình làng với địa vị thần Thánh Hoàng, nhưng cũng có thể chỉ là những con người xuất chúng hay được dân làng nhắc tới như một niềm tự hào và một tấm gương để noi theo. Vì thế, ở các nhân vật ấy, ngoài những chi tiết thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ như đối với một vị thần, còn có những chi tiết thể hiện sự riêng tư, từ dó, dẫn đến kết quả: khoảng cách giữa nhân vật và dân chúng hay khoảng cách giữa thần và người đã được rút ngắn lại, nhiều khi đến mức hoà đồng, và đó là một nét đặc sắc thể hiện tính chất “dân chủ làng xã” của xã hội truyền thông nước ta. Một số rất ít đối tượng thể hiện của dã sử là nhân vật phản diện không được mọi người ngưỡng mộ, tôn thờ, nhưng được nhắc đến như một sự cảnh tỉnh về cách thức đối nhân xử thế.
Trong văn học dân gian có một thể loại gọi là Truyền thuyết mà nội dung cũng là sự ngưỡng mộ của dân chúng tại các địa phuơng đối với những nhân vật, sự kiện, hiện tượng mà họ tôn thờ, vì thế, dã sử tuy là một khái niệm có liên quan tới chính sử, nhưng nội dung lại có sự tương đồng đáng kể với truyền thuyết của văn học dân gian. Chỗ khác nhau giữa truyền thuyết và dã sử, chỉ là sự khác nhau của đối tượng thể hiện. Với truyền thuyết thì đó là các nhân vật, sự kiện, hiện tượng có tính chất đặc biệt diễn ra trong cuộc sống, còn với dã sử thì đó là các nhân vật xuất sắc được dân chúng ngưỡng mộ, tôn thờ. Từ đó, có thể thấy, trong rất nhiều trường hợp, đối tượng của truyền thuyết hay dã sử thì đều thấy hợp lý cả.
Mục lục:
Lời nói đầu
Đệ tam cung Phi Nguyệt Nga
Lý Ông Trọng (hay Đức Thánh Chèm)
Bát Nàn công chúa
Ngọc quang công chúa
Đại tướng quân Nguyễn Chu Sĩ
Lệ Hải bà vương Triệu Thị Trinh
Tiền, Hậu Lý Nam Đế và Triệu Việt Vương
Gia thông Đại vương Lý Phục Man
Hắc đế Mai Thúc Loan.
…
Mời bạn đón đọc.