Xem sách hay

Xiêng Khoảng Mù Sương

Mua ở đâu?
Bùi Đình Thi

Bùi Đình Thi

Xiêng Khoảng Mù Sương – Tiểu thuyết của Bùi Đình Thi.
459 trang khổ lớn của bản thảo viết tay của cuốn Xiêng Khoảng Mù Sương  là thành quả lao động vật vã mê mải, bền bỉ và quên mình của nhà văn Bùi Đình Thi. 459 trang A4, một ôm nặng tay.  Không thể khác được. Một thân xác to lớn như vậy mới có khả năng thoả mãn một cốt truyện với cả một hệ thống nhân vật, tính cách, các quan hệ dằng dịt, đan chéo, chi phối lẫn nhau, trên một bình diện rộng, ôm chứa một nội dung bề bộn, phản ánh cuộc chiến đấu độc đáo giành độc lập tự do, giải phóng dân tộc, giải phóng con người ở một vùng đất đặc trưng, trong một thời đoạn đặc sắc của lịch sử.

Thời điểm các sự kiện diễn ra ở tiểu thuyết là những năm 1965 – 1975. Lúc này khoảng 1965 – 1968, vùng đất này gần như bị địch lũng đoạn, chiếm cứ. Thực hiện hiệp định hữu nghị giữa hai nước, một phái đoàn quân sự Việt Nam đã được cử tới đây, quân khu Xiêng Khoảng – Cánh Đồng Chum, để giúp đỡ bạn Lào. Dẫn đầu phái đoàn Việt Nam là Nguyễn Đình Sang và Lê Vân. San, nhân vật chính củ tiểu thuyết đã cùng đồng chí và các bạn Lào nỗ lực tột cùng để xoay chuyển tình thế. Và tình thế đã được cải thiện dần. Tiếc thay, lòng đố kỵ, ganh ghét của đồng đội lại là một thực thể đã xuất hiện ngay từ đầu khi San được giao nhiệm vụ. Đỗ Hà, đại tá, Phó Tổng đoàn cảm thấy như bị mất cơ hội tiến thân đã kết hợp cùng Nguyễn Hoán, Hoàng Xuyên hai phần tử háo danh, thoái hoá, ra sức cản trở San, và cuối cùng đặt điều vu vạ, gán cho San mắc trọng tội là phản bội chạy sang hàng ngũ địch rồi đem tin dữ đó về đến làng quê của Hương. Hương là giáo viên, vợ San quá đau khổ, lại đang là đối tượng Đảng, chị rơi vào hòan cảnh bị dồn ép, đã đến mức phải đành gởi con lại cho cậu em, và lấy người đàn ông bấy lâu vẫn theo đuổi, để tìm nơi nương tựa và cố thay đổi cái tiếng xấu xa là vợ một sĩ quan đào ngũ.

Trong khi ấy, San vẫn đang công tác tại một đơn vị Bạn. Anh cùng các chiến sĩ tiểu đoàn Pa Chay toàn người Mông, chiến đấu, giảiphóng một loạt địa bàn quan trọng. Anh đã gặp Vàng Seo Mảy. Chị Mảy goá chồng, chỉ huy một vùng núi cao gồm hơn 50 bản sát Long Chẹng. Chị yêu San và muốn có con với San.
Tổng tiến công giải phóng Viên Chăn. San trở về quê thăm con. Vợ anh biết là bị lừa gạt, đã quyết trở lại với anh. Gương vỡ lại lành. Hạnh phúc gia dình được hàn gắn.

Một câu chuyện dài, trập trùng các tình huống biến động như thế, mà đọc không thấy nản, không thấy mệt mỏi và sự trễ nải, trái lại vẫn thấy lòng háo hức muốn theo đuổi, thì hẳn nhiên trước hết là do người viết đã dồn vào mỗi con chữ bao nhiêu tâm huyết, và khí chất nồng nhiệt của mình.
Mời bạn đón đọc.


Xiêng Khoảng mù sương
(VTV1 Ngày 17/12/2006)

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Xiêng Khoảng Mù Sương
(VTV1 Ngày 17/07/2007)

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Chuyện Tình New York

Tôi không phải là nhà văn!
(Ngày 07-10-2007)

Thị trường sách Việt một phen xao động khi Chuyện tình New York được tái bản. Chỉ trong vòng hai tuần lễ từ ngày ra đời, 2.000 bản đã được tiêu thụ hết. Khác với bản đầu tiên, phiên bản 2 của Chuyện tình New York đúng với nguyên bản đã post trên blog của cô gái có nick name Hakinkin.

Phóng viên: Những người trẻ thường hay đùa: kin kin là khùng khùng, nick name của chị có nghĩa như vậy không? Lời giới thiệu: “25 tuổi, đây, đang loạn đây” của chị khiến người ta giật mình đấy!

– Hà Kin: KIN là 3 từ đầu của Kind – Intelligent – Nasty. Bạn có thể tra từ điển cho 3 từ này.

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Tình Ca Quán Âm

(Thứ ba, 13/05/2008)
Hai ấn phẩm đặc biệt do nghệ sĩ cải lương nổi tiếng này thực hiện là ‘Tình ca quán âm’ và ‘Phật giáo trong lòng dân tộc’, nhằm thể hiện một cách tiếp cận gần gũi hơn với đạo Phật.

Tình ca quán âm là một tác phẩm của Thượng tọa Thích Phước Ân, hiện trụ trì tại Quán âm sơn đạo tràng, Auckland, New Zealand. Tác phẩm này được nghệ sĩ Bạch Tuyết chuyển thể thành trường ca cải lương, như một cách hiểu và suy tưởng bài kinh Bát Nhã qua sự thể hiện bằng loại hình nghệ thuật truyền thống quen thuộc của người Việt Nam.

“Tình ca quán âm” là một trường ca cải lương thấm nhuần đạo lý Phật giáo.

Những lời kinh được hát lên, cả một cuốn kinh được truyền tải trọn vẹn qua lời ca ngọt ngào của “cải lương chi bảo” Bạch Tuyết khiến những giáo lý thâm sâu của nhà Phật trở nên gần gũi hơn với quần chúng.

Trong lời nói đầu cuốn sách, Thượng toạ Thích Phước Ân viết: “Đức quán Thế Âm là hình ảnh trung hậu về lý tưởng Bồ tát. Sự linh hiển của Ngài từ người bình dân cho đến các bậc thức giả, ai cũng từng nghe từng biết đến danh hiệu, đồng thời công nhận tấm lòng độ lượng cứu độ của Ngài mỗi khi chúng sanh vọng tiếng khẩn cầu bi thiết”.

“Phật giáo trong lòng dân tộc” nói về sự gắn bó giữa những thiên sử bi hùng của dân tộc với sự phát triển của Phật giáo.

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?