Với cuốn “Về nhà mình xa quá, Má ơi!”, tác giả Trần Thanh Phương đang mở ra một con đường về quê, về với mẹ thật ấm áp, rưng rưng… Chất văn mộc mạc như chính cọng rau đồng, con ba khía và thật như nỗi nhớ mẹ vẫn thao thức đêm đêm: “Trời ơi, làm sao tôi quên được. Con cá, cọng rau kia đã nuôi tôi lớn lên. Một thời tôi đã dầm mưa, dãi nắng ngoài đồng câu cá, hái rau… Mùi vị ngọt ngào của rau, cái lạnh của mưa gió trên đồng, tôi còn nhớ nguyên hết”, “Về quê, mệt nhất và cũng vui nhất là đi thăm bà con, cô bác. Mỗi nhà chỉ ghé vài mươi phút, nhưng không đi không được… Do quá yêu thương mà bà con bốp chát vậy chớ ghét bỏ chi đâu. Cho nên dân thành thị về thăm quê là “lời” chứ không “lỗ”. Quê mình với tình làng nghĩa xóm, với những câu hờn dỗi mà yêu thương đến ngút ngàn.
Đọc cái hơi văn đồng ruộng ấy, lòng như đang đi bằng đôi chân trần ngược về nơi chôn nhau cắt rốn. Chừng như mùi yêu thương đánh thức tất cả cảm xúc đang dậy lên trong lòng. Ta như đang ngửi được mùi bùn đất, vị ngọt đặc trưng của nước mưa, của những món ăn nhà quê mà không nơi nào có được.
Có thể nói Trần Thanh Phương đã làm dày lên ký ức nhà quê trong mỗi người đọc. Cuộc sống thành thị cứ cuốn ta đi, để rồi một lúc nào đó chợt giật mình. Lâu rồi ta không về với mẹ, không ướt giọt nước mưa quê nhà, không áp mặt vào bàn tay nhăn nheo của mẹ…
Để rồi đọc đến đâu, nỗi nhớ lại thức giấc đến đấy. Trần Thanh Phương kể rằng: “Cách đây hơn 20 năm, một lần vượt hơn 400 cây số bằng đường bộ và đường sông về thăm má ở tận mũi Cà Mau. Vừa đặt ba lô xuống, tôi than: “Về nhà mình xa quá, má ơi! Con đi gần hai ngày mới tới”. Má tôi thoáng buồn nói: “Mồ tổ mày, tại con đi xa chớ nhà mình đâu có xa. Từ trước tới giờ nhà mình vẫn ở đây, có dời đi đâu mà xa với gần. Má sanh con cũng tại căn nhà này…”. Qua những bài viết về mẹ, về quê hương vùng đất phù sa bán đảo Cà Mau, Trần Thanh Phương đã nói hộ những tuổi thơ bùn đất, để bất cứ ai cũng thấy lòng rưng rưng khi nhớ về. Bằng sự mộc mạc, giản dị và đầy ân tình, “Về nhà mình xa quá, Má ơi!” đánh thức những ký ức thiêng liêng và gần gũi…
Đánh thức những ký ức thiêng liêng | (SGGP Ngày 09/12/2006) | Với cuốn “Về nhà mình xa quá, Má ơi!”, tác giả Trần Thanh Phương đang mở ra một con đường về quê, về với mẹ thật ấm áp, rưng rưng… Chất văn mộc mạc như chính cọng rau đồng, con ba khía và thật như nỗi nhớ mẹ vẫn thao thức đêm đêm: “Trời ơi, làm sao tôi quên được. Con cá, cọng rau kia đã nuôi tôi lớn lên. Một thời tôi đã dầm mưa, dãi nắng ngoài đồng câu cá, hái rau… Mùi vị ngọt ngào của rau, cái lạnh của mưa gió trên đồng, tôi còn nhớ nguyên hết”, “Về quê, mệt nhất và cũng vui nhất là đi thăm bà con, cô bác. Mỗi nhà chỉ ghé vài mươi phút, nhưng không đi không được… Do quá yêu thương mà bà con bốp chát vậy chớ ghét bỏ chi đâu. Cho nên dân thành thị về thăm quê là “lời” chứ không “lỗ”. Quê mình với tình làng nghĩa xóm, với những câu hờn dỗi mà yêu thương đến ngút ngàn.
Đọc cái hơi văn đồng ruộng ấy, lòng như đang đi bằng đôi chân trần ngược về nơi chôn nhau cắt rốn. Chừng như mùi yêu thương đánh thức tất cả cảm xúc đang dậy lên trong lòng. Ta như đang ngửi được mùi bùn đất, vị ngọt đặc trưng của nước mưa, của những món ăn nhà quê mà không nơi nào có được.
Có thể nói Trần Thanh Phương đã làm dày lên ký ức nhà quê trong mỗi người đọc. Cuộc sống thành thị cứ cuốn ta đi, để rồi một lúc nào đó chợt giật mình. Lâu rồi ta không về với mẹ, không ướt giọt nước mưa quê nhà, không áp mặt vào bàn tay nhăn nheo của mẹ…
Để rồi đọc đến đâu, nỗi nhớ lại thức giấc đến đấy. Trần Thanh Phương kể rằng: “Cách đây hơn 20 năm, một lần vượt hơn 400 cây số bằng đường bộ và đường sông về thăm má ở tận mũi Cà Mau. Vừa đặt ba lô xuống, tôi than: “Về nhà mình xa quá, má ơi! Con đi gần hai ngày mới tới”. Má tôi thoáng buồn nói: “Mồ tổ mày, tại con đi xa chớ nhà mình đâu có xa. Từ trước tới giờ nhà mình vẫn ở đây, có dời đi đâu mà xa với gần. Má sanh con cũng tại căn nhà này…”. Qua những bài viết về mẹ, về quê hương vùng đất phù sa bán đảo Cà Mau, Trần Thanh Phương đã nói hộ những tuổi thơ bùn đất, để bất cứ ai cũng thấy lòng rưng rưng khi nhớ về. Bằng sự mộc mạc, giản dị và đầy ân tình, “Về nhà mình xa quá, Má ơi!” đánh thức những ký ức thiêng liêng và gần gũi… DUNG THÙY |
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Về Nhà Mình Xa Quá, Má Ơi!
(Thứ Sáu, 15/12/2006)Quê nhà chẳng thể rời xa… (Về nhà mình xa quá, má ơi! – NXB Văn Nghệ) TT – Một con người từng ngược xuôi mọi miền đất nước lại đến lúc thảng thốt: “Về nhà mình xa quá, má ơi!”. Xa quá, lúc này với Trần Thanh Phương đâu chỉ là khoảng cách địa lý. Nhà má ở chót mũi Cà Mau, cách Sài Gòn – TP.HCM trên dưới 400km. Cái khoảng cách đó chỉ chịu ngồi xe “chất lượng cao” một ngày là có thể về tới nhà, nhảy ùm xuống con sông chạy qua trước cửa ngụp lặn thỏa thích, lên bờ tưới lại vài gáo nước ngọt là má đã nấu chín bữa cơm với món ăn mà con trai má ưa thích, lúc nào cũng có tô canh chua trái giác, ơ cá kèo kho khô… Cái khoảng cách một ngày đường đó như kéo dài ra, cuộc hành trình trở về với má, về quê nhà như nhọc nhằn hơn đối với đứa con đã bước sang cái tuổi thất thập, dù hơi ấm bàn tay má, hình ảnh tấm lưng còng của má và mùi vị quê nhà cứ dậy lên trong lòng. Nỗi nhớ đó chắc nhiều lúc khiến đứa con
(Thứ Sáu, 15/12/2006)Quê nhà chẳng thể rời xa… (Về nhà mình xa quá, má ơi! – NXB Văn Nghệ) TT – Một con người từng ngược xuôi mọi miền đất nước lại đến lúc thảng thốt: “Về nhà mình xa quá, má ơi!”. Xa quá, lúc này với Trần Thanh Phương đâu chỉ là khoảng cách địa lý. Nhà má ở chót mũi Cà Mau, cách Sài Gòn – TP.HCM trên dưới 400km. Cái khoảng cách đó chỉ chịu ngồi xe “chất lượng cao” một ngày là có thể về tới nhà, nhảy ùm xuống con sông chạy qua trước cửa ngụp lặn thỏa thích, lên bờ tưới lại vài gáo nước ngọt là má đã nấu chín bữa cơm với món ăn mà con trai má ưa thích, lúc nào cũng có tô canh chua trái giác, ơ cá kèo kho khô… Cái khoảng cách một ngày đường đó như kéo dài ra, cuộc hành trình trở về với má, về quê nhà như nhọc nhằn hơn đối với đứa con đã bước sang cái tuổi thất thập, dù hơi ấm bàn tay má, hình ảnh tấm lưng còng của má và mùi vị quê nhà cứ dậy lên trong lòng. Nỗi nhớ đó chắc nhiều lúc khiến đứa con phải khóc, lúc khóc thầm, lúc lại khóc rấm rứt như ngày má vĩnh viễn đi xa… Có lẽ cũng chính nỗi nhớ đó đã thôi thúc nhà báo Trần Thanh Phương làm việc mê mải trong gần suốt cả cuộc đời. Sống hết lòng để viết nên hàng ngàn bài viết về đất nước, về xứ sở, về những người con trung hiếu, về mẹ, về những cuộc đời thầm lặng hi sinh… Không chỉ viết, ông còn lặng lẽ chọn lọc, gìn giữ thật nhiều bài viết, hình ảnh từ bạn bè đồng nghiệp để làm thành một “bộ sưu tập” có một không hai (*) – bộ tư liệu sống động hiện thực về nhân dân, về Tổ quốc trong cuộc hành trình dựng xây với bao nỗi niềm được mất. Và, không giới hạn mình ở công việc cắt dán, gìn giữ ký ức cuộc sống của bạn bè đồng nghiệp, nhà báo Trần Thanh Phương còn làm một việc có ý nghĩa. Đó là việc “đi xin” chữ ký văn nghệ sĩ, những người đã có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp văn học nghệ thuật nước nhà. Một lần, nhìn trên đoạn phim tài liệu chiếu trên sóng truyền hình, thấy ông chạy theo một nhà văn để xin chữ ký, bỗng thấy… thương người lận đận. Để có từng chữ ký được lồng vào khung kính trang trọng, nhà báo Trần Thanh Phương đã có lúc biết quên mình đi, biết thu cái tôi nhỏ lại, âm thầm cúi xuống nâng người khác lên, chỉ để cho công việc lớn hơn, có ý nghĩa hơn… Giờ trong căn nhà của vợ chồng ông gần như chỉ dành không gian cho 300 chữ ký của những nhà văn nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ…, có nhiều người nơi đó đã về với thiên thu. Đó cũng là gia tài quí giá mà vợ chồng Trần Thanh Phương muốn dâng tặng cho đời. Về nhà mình xa quá, má ơi !, tác giả thốt lên thành lời để vơi đi nỗi nhớ. Còn tôi vừa “nghe lỏm” tiếng gọi yêu thương đó vừa đọc từng trang sách của ông để nhận ra rằng ông chưa lúc nào rời xa má, rời xa quê nhà. BÍCH NGÂN
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Harry Potter – Tập 7 – (Tiếng Việt)
Cái tôi – vị – tha chống lại cái tôi – ích – kỷ | Bao nhiêu độc giả Việt Nam say mê Harry Potter đang nôn nóng chờ đợi bản dịch tập cuối của nhà văn – dịch giả Lý Lan. Với ngôn phong rặt chất Nam Bộ và cung cách hóm hỉnh, trẻ trung, những bản dịch của Lý Lan đã chiếm được thiện cảm của đông đảo bạn đọc trên cả nước, bởi những nhân vật trong Harry Potter không còn xa lạ, mà đã có chút gì đó rất Việt Nam, rất gần gũi. Bảy năm đeo đuổi bộ sách, Lý Lan đã gắn bó cả một quãng đời của mình với nhân vật. Giờ đây, khi phải chia tay với Harry Potter, nhà văn – dịch giả đang có những cảm xúc gì? * Cảm xúc hiện nay của chị, sau khi “thoát khỏi” Harry Potter? – Thực ra cũng chưa thoát hẳn đâu: tuy tôi đã dịch xong nhưng vẫn còn đang tám với Hậu Harry Potter.
Cái tôi – vị – tha chống lại cái tôi – ích – kỷ
| Bao nhiêu độc giả Việt Nam say mê Harry Potter đang nôn nóng chờ đợi bản dịch tập cuối của nhà văn – dịch giả Lý Lan. Với ngôn phong rặt chất Nam Bộ và cung cách hóm hỉnh, trẻ trung, những bản dịch của Lý Lan đã chiếm được thiện cảm của đông đảo bạn đọc trên cả nước, bởi những nhân vật trong Harry Potter không còn xa lạ, mà đã có chút gì đó rất Việt Nam, rất gần gũi. Bảy năm đeo đuổi bộ sách, Lý Lan đã gắn bó cả một quãng đời của mình với nhân vật. Giờ đây, khi phải chia tay với Harry Potter, nhà văn – dịch giả đang có những cảm xúc gì? * Cảm xúc hiện nay của chị, sau khi “thoát khỏi” Harry Potter? – Thực ra cũng chưa thoát hẳn đâu: tuy tôi đã dịch xong nhưng vẫn còn đang tám với Hậu Harry Potter. * Chị có thể nói gì về tình cha mẹ – con cái, tình thầy trò, tình bạn, và nhất là tình yêu trong Harry Potter? – Rất giống với đạo lý Việt Nam: cha mẹ hy sinh cho con cái. Không chỉ riêng má Lily đem mạng sống của mình làm bùa thiêng bảo vệ Harry suốt thời niên thiếu, mà ông bà Malfoy giữa vòng bùa bay phép lạc cũng chẳng màng đánh đấm, chỉ chăm chăm đi tìm cứu cậu con Draco, còn bà Weasley – một bà nội trợ tưởng đâu chỉ quanh quẩn trong nhà bếp và đan áo ấm cho các con – nhưng khi con trai bà bị giết và con gái bị tấn công thì bà lồng lên như con gà mái, xông vào tên Tử thần Thực tử ghê gớm nhất mà đấu tay đôi trong trận chiến một mất một còn. Tình thầy trò thì cao cả: cho dù các thầy cô trường Hogwarts mỗi người một cá tính và trình độ pháp thuật khác nhau, nhưng với những người tận tụy dạy dỗ và bảo vệ học sinh của mình, thì Harry kính trọng, tin tưởng, trung thành, yêu thương, và cũng bất chấp nguy hiểm cho bản thân khi cần bảo vệ họ, cũng như các thầy cô đã cùng xung trận để bảo vệ học trò mình. Tình bạn và tình yêu thì rất đẹp, đây là một trong những chủ đề lớn của bộ sách và là cốt lõi sức hút của bộ ba Harry – Ron và Hermione. Chân thật, thủy chung với nhau, giúp đỡ tôn trọng lẫn nhau. Tôi ước trong đời mình có một tình bạn như Harry và Hermione và một tình yêu như Hermione và Ron. * Và chị nói gì về cuộc chiến đấu của cái Thiện chống lại cái Ác? – Trong Harry Potter thì đó là cái tôi – vị – tha chống lại cái tôi – ích – kỷ, là tình yêu chống lại ganh ghét, là sự lẫn lộn giữa hai cái, nhưng cái này muốn tồn tại thì phải diệt tận gốc rễ cái kia. * Như một người đọc và như một phụ nữ, có khi nào chị cảm thấy mình cũng yêu chàng phù thủy tuổi trẻ tài cao và cuộc đời nhiều bất trắc này? – Ngay từ ban đầu tôi đã yêu cậu bé mồ côi bị áp bức trong thế giới trưởng giả tầm thường, chợt nhận ra thiên hướng và phẩm chất của mình năm 11 tuổi, dũng cảm bước vào thế giới của mình, khao khát học hỏi, bảo vệ cái mình yêu và đương đầu không khoan nhượng với cái ác, cho dù cái ác đó ở ngay trong bản thân mình. Tôi đã “theo” cậu bé đó lớn lên suốt 7 năm trời, tình cảm kể ra cũng đậm đà, nhưng chắc là hơi khác tình yêu của các bạn đọc trẻ đối với chàng ta. * Có phải Harry Potter đã trả lại cho tuổi thơ (và ngay cả người lớn) thế giới kỳ ảo và hấp dẫn của phép lạ mà cuộc sống hiện tại quá nhiều phương tiện kỹ thuật đã làm cho khô cứng đi? – Tôi lại thấy nhiều “bùa phép” trong truyện rất giống “phương tiện kỹ thuật” hiện đại và có thể trong tương lai, cho nên “thế giới kỳ ảo và hấp dẫn của phép lạ” không hẳn bị phương tiện kỹ thuật làm khô cứng đi. Cái mà Harry Potter trả lại hay đem tới cho người đọc nhiều lứa tuổi khác nhau, là những tình cảm đẹp đẽ trong sáng chân thực trong những quan hệ giữa người và người. Độc giả háo hức đọc Harry Potter không phải để xem Harry luyện thêm được pháp thuật cao cường nào mà để biết Harry phản ứng ra sao khi người thầy đã chết của mình bị bôi nhọ, cô giáo chủ nhiệm của mình bị một tên vô lại tát vào mặt ngay trước mắt mình, hay Harry cư xử thế nào khi bạn bè phạm sai sót, cãi cọ, bỏ đi… * Chị có đọc bản dịch trên mạng của một số fan của Harry Potter? Chị thấy sao? – Khi những bản dịch tiếng Việt của Harry Potter 7 được tung lên mạng thì tôi đang cắm đầu làm việc với chị Vàng Anh theo một lịch rất khít khao và căng thẳng. Nhưng mỗi ngày tôi mở hộp thư điện tử là thấy mấy chục thư gởi kèm links và các bài dịch đến và hỏi tôi “thấy sao?”, “nghĩ sao?”, trong đó có ít nhất 4 nhà báo muốn phỏng vấn về việc đó. Tôi đã chọn một thái độ bất đắc dĩ là không trả lời bất cứ ai. Vì hai lý do: thứ nhất, lúc đó tôi không có cả thì giờ để ngủ, đầu óc luôn căng thẳng với công việc đang làm, không thể kham nổi sự xa xỉ thì giờ và tâm trí vào chuyện gì khác cả. Thứ hai, quan điểm của tôi về việc này đã được nói rõ trong buổi phỏng vấn trên truyền hình hai năm trước (khi phát hành Harry Potter 6) và đến bây giờ tôi vẫn giữ nguyên, nên không cần nói tới nói lui. Tôi nhắc lại vắn tắt ở đây: ai cũng có quyền dịch bất cứ tác phẩm nào mình thích, và tôi khuyến khích các bạn muốn dịch để học ngoại ngữ hay để hiểu kỹ một tác phẩm; còn việc phát hành có liên quan đến bản quyền thì cần thương thảo với người sở hữu hợp pháp. Không riêng gì Việt Nam mình, mà đâu đâu trên thế giới, từ Pháp, Đức đến Trung Quốc…, đều có chuyện tương tự, thậm chí nhậm lẹ hơn rất nhiều, như trên mạng tiếng Hoa đã xuất hiện bản dịch toàn bộ Harry Potter 7 chỉ ba ngày sau khi bản tiếng Anh phát hành. Chỉ có phản ứng của những người có liên quan ở mỗi nơi mỗi khác thôi. Bây giờ tôi bắt đầu xem lại những bản dịch khác nhau của nhiều người gởi đến cũng như thử vào các link (tiếc là phần lớn không còn hiệu lực hoặc đã thay đổi nội dung). Lúc đang “cao trào” tôi chỉ mới đọc mấy chương đầu gởi thẳng đến tôi hoặc để thẳng trên web và những tranh cãi về vụ này, rắp tâm khi nào rảnh sẽ xem lại hết để… tám. Thực tình, tôi đọc tất cả bản – dịch – không – phải – của – tôi (Harry Potter tập 5, 6 và 7) để tham khảo. * Cái nhìn của chị đối với văn học và cuộc sống có gì đổi khác sau thời gian sống ở Mỹ? – Tôi bây giờ có lẽ khác với tôi mười năm trước, không phải do “sống ở Mỹ” mà do trong mười năm đó tôi đã trải qua những thay đổi rất lớn trong đời một con người: qua hết tuổi thanh niên để bắt đầu tuổi trung niên, từ bỏ cuộc đời độc thân để chia sẻ cuộc sống với một người khác, thôi hẳn nghề dạy học vốn là lý tưởng đã đeo đuổi từ thời thơ trẻ để thử thách mình trong những lĩnh vực khác khi tài sức không còn trẻ nữa, lại chuyển môi trường sống từ một đô thị lớn xứ nhiệt đới đến một “làng” nhỏ xứ ôn đới… Do vậy, tôi nghĩ chắc tôi cũng có những cách nhìn, cách suy nghĩ và hành xử khác với tôi trước đây. Nhưng học trò và bạn bè gặp lại tôi cách đây mới mấy tháng đều nói họ thấy tôi… vẫn vậy. * Chị có quan tâm đến nền giáo dục của Mỹ? Ưu điểm lớn nhất của họ là gì? – Tôi coi việc tôn trọng nhân cách và sự khác biệt là ưu điểm lớn nhất – mặc dù không phải cơ sở giáo dục nào của Mỹ cũng đạt được điều đó, nhưng điều đó được luật pháp bảo đảm và được nhà nước hỗ trợ, khuyến khích. Thí dụ tăng ngân sách cho những trường có học sinh thuộc nhiều chủng tộc hay tầng lớp xã hội khác nhau; hay có những chương trình, đề án hoạt động đa văn hóa cho học sinh. Và nếu một thầy cô giáo mà tát học sinh, hay bắt học sinh liếm ghế, nhất là đối với học sinh bậc phổ thông, thì chắc chắn phải ra tòa lãnh án tù. * Bao giờ độc giả sẽ được đọc bản dịch Harry Potter 7? – NXB Trẻ cho biết, Harry Potter 7 bản tiếng Việt sẽ phát hành vào 7 giờ 7 phút ngày 27.10.2007, giá 105.000đ. * Chị hãy nói một câu gì “Lý Lan” nhất? – Vụ này tôi thua. Ngô Thị Kim Cúc (thực hiện)
|
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Lover Stories – Em Không Thể Chối Từ
(VTV1 Ngày 07/10/2007) Nhân vật chính của truyện là Leigh, một nữ sinh trung học. Leigh thân thiết với cô bạn gái Kerry như hình với bóng. Trong khi Leigh còn cô đơn thì cô nàng Kerry đã có đôi có cặp – một anh chàng mà Leigh đã từng nghe cô bạn thân nhất kể nhiều chuyện nhưng chưa từng bao giờ gặp. Anh chàng đang đi du học nước ngoài. Nhân vật chính của truyện là Leigh, một nữ sinh trung học. Leigh thân thiết với cô bạn gái Kerry như hình với bóng. Trong khi Leigh còn cô đơn thì cô nàng Kerry đã có đôi có cặp – một anh chàng mà Leigh đã từng nghe cô bạn thân nhất kể nhiều chuyện nhưng chưa từng bao giờ gặp. Anh chàng đang đi du học nước ngoài. Nhưng Christian không phải chỉ đẹp trai, anh còn là người rất vui vẻ, dịu dàng, đáng mến. Là 1 nhóm, họ thường xuyên gặp nhau và Leigh đã cố gắng nhưng không thể gạt được hình bóng chàng trai này ra khỏi đầu. Nhất là khi cả cô và Christian có một niềm yêu thích chung, đó là nước Anh. Mọi thứ về Anh quốc, từ cung điện Buckingham tráng lệ, sông Thames, tháp đồng hồ Bigben, những con phố nhỏ với chiếc xe buýt 2 tầng không thể lẫn đi đâu được, những quán rượu nhỏ vui nhộn, các loại bánh và món nước trà đặc trưng. Leigh có thể nghe Christian kể hàng giờ không chán. Leigh bị giằng xé không thôi giữa tình bạn và tình yêu. “Leigh cúp máy và cuộn mình trong chăn, đầu óc quay cuồng. Có bao nhiêu điều phaỉ suy nghĩ khi ta có người yêu, bao nhiêu vấn đề có thể phát sinh. Phải thực sự chắc chắn ta đã chọn đúng người để yêu. Nếu chọn đúng thì việc giải quyết mọi thứ hiển nhiên là đáng công đáng sức. Nhưng nếu chọn không đúng thì sẽ phí phạm cả thời gian và tình cảm của mình. Vì Kerry, Leigh hy vọng mình sẽ phát hiện được bản thân đang ở trong tình huống nào trước khi mọi việc trở nên quá muộn”. Sự hấp dẫn từ Christian quá lớn, trong khi Leigh phát hiện ra tình yêu giữa anh và cô bạn thân Kerry đang gặp phải nhiều vấn đề. “Chính những câu hỏi này, những giây phút hoài nghi này, đã hé cho Leigh một tia hi vọng đáng xấu hổ. Bởi vì càng nghe Kerry nói về mối quan hệ không hòa hợp với Christian, một phần nhỏ xíu xíu trong Leigh càng trăn trở, liệu cái tình cảm khó tả mà cô cảm thấy từ giây phút cô nhìn thấy anh có thể phát triển thành cái gì không? Leigh đóng sập trí tưởng tượng của mình lại. Có ích gì đâu khi mơ về những điều không bo giờ thành hiện thực được? Những điều chắc chắn sẽ làm đớn đau một người mà cô yêu mến”. Ngoài việc đề cập đến những rắc rối trong tình yêu của lứa tuổi mới lớn, truyện còn giúp chúng ta phần nào hình dung được cuộc sống và môi trường học tập của các học sinh trung học Hoa Kỳ. Đồng thời, tất cả những suy nghĩ, dằn vặt của mình, Leigh đều tâm sự cùng mẹ. Và mẹ, lúc này hoàn toàn giống như 1 nguời bạn, đã giúp cô dần dần thoát khỏi những gánh nặng tâm lý để tìm thấy hướng đi của mình trong tình yêu. Qua những chi tiết miêu tả những suy nghĩ, dằn vặt trong nội tâm nhân vật, tác giả tỏ ra là người am hiểu tâm lý giới trẻ. Lối viết truyện nhẹ nhàng, lôi cuốn chắc chắn sẽ khiến những bạn đọc tuổi teen thích thú. Kim Hải
(VTV1 Ngày 07/10/2007) Nhân vật chính của truyện là Leigh, một nữ sinh trung học. Leigh thân thiết với cô bạn gái Kerry như hình với bóng. Trong khi Leigh còn cô đơn thì cô nàng Kerry đã có đôi có cặp – một anh chàng mà Leigh đã từng nghe cô bạn thân nhất kể nhiều chuyện nhưng chưa từng bao giờ gặp. Anh chàng đang đi du học nước ngoài. Nhân vật chính của truyện là Leigh, một nữ sinh trung học. Leigh thân thiết với cô bạn gái Kerry như hình với bóng. Trong khi Leigh còn cô đơn thì cô nàng Kerry đã có đôi có cặp – một anh chàng mà Leigh đã từng nghe cô bạn thân nhất kể nhiều chuyện nhưng chưa từng bao giờ gặp. Anh chàng đang đi du học nước ngoài. Nhưng Christian không phải chỉ đẹp trai, anh còn là người rất vui vẻ, dịu dàng, đáng mến. Là 1 nhóm, họ thường xuyên gặp nhau và Leigh đã cố gắng nhưng không thể gạt được hình bóng chàng trai này ra khỏi đầu. Nhất là khi cả cô và Christian có một niềm yêu thích chung, đó là nước Anh. Mọi thứ về Anh quốc, từ cung điện Buckingham tráng lệ, sông Thames, tháp đồng hồ Bigben, những con phố nhỏ với chiếc xe buýt 2 tầng không thể lẫn đi đâu được, những quán rượu nhỏ vui nhộn, các loại bánh và món nước trà đặc trưng. Leigh có thể nghe Christian kể hàng giờ không chán. Leigh bị giằng xé không thôi giữa tình bạn và tình yêu. “Leigh cúp máy và cuộn mình trong chăn, đầu óc quay cuồng. Có bao nhiêu điều phaỉ suy nghĩ khi ta có người yêu, bao nhiêu vấn đề có thể phát sinh. Phải thực sự chắc chắn ta đã chọn đúng người để yêu. Nếu chọn đúng thì việc giải quyết mọi thứ hiển nhiên là đáng công đáng sức. Nhưng nếu chọn không đúng thì sẽ phí phạm cả thời gian và tình cảm của mình. Vì Kerry, Leigh hy vọng mình sẽ phát hiện được bản thân đang ở trong tình huống nào trước khi mọi việc trở nên quá muộn”. Sự hấp dẫn từ Christian quá lớn, trong khi Leigh phát hiện ra tình yêu giữa anh và cô bạn thân Kerry đang gặp phải nhiều vấn đề. “Chính những câu hỏi này, những giây phút hoài nghi này, đã hé cho Leigh một tia hi vọng đáng xấu hổ. Bởi vì càng nghe Kerry nói về mối quan hệ không hòa hợp với Christian, một phần nhỏ xíu xíu trong Leigh càng trăn trở, liệu cái tình cảm khó tả mà cô cảm thấy từ giây phút cô nhìn thấy anh có thể phát triển thành cái gì không? Leigh đóng sập trí tưởng tượng của mình lại. Có ích gì đâu khi mơ về những điều không bo giờ thành hiện thực được? Những điều chắc chắn sẽ làm đớn đau một người mà cô yêu mến”. Ngoài việc đề cập đến những rắc rối trong tình yêu của lứa tuổi mới lớn, truyện còn giúp chúng ta phần nào hình dung được cuộc sống và môi trường học tập của các học sinh trung học Hoa Kỳ. Đồng thời, tất cả những suy nghĩ, dằn vặt của mình, Leigh đều tâm sự cùng mẹ. Và mẹ, lúc này hoàn toàn giống như 1 nguời bạn, đã giúp cô dần dần thoát khỏi những gánh nặng tâm lý để tìm thấy hướng đi của mình trong tình yêu. Qua những chi tiết miêu tả những suy nghĩ, dằn vặt trong nội tâm nhân vật, tác giả tỏ ra là người am hiểu tâm lý giới trẻ. Lối viết truyện nhẹ nhàng, lôi cuốn chắc chắn sẽ khiến những bạn đọc tuổi teen thích thú. Kim Hải
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
|
|