Xem sách hay

Vẫy Vào Vô Tận

Mua ở đâu?
Đỗ Lai Thúy

Đỗ Lai Thúy

Tùy Bút Chân Dung Học Thuật 

Vẫy Vào Vô Tận là tậptùy bút chân dung học thuật, cuốn sách tiếp nối Chân Trời Có Người Bay (Nxb.Vănhóa Thông tin, 2002) tiếp tục giới thiệu với bạn đọc 17 chân dung các nhà vănhóa, nhà nghiên cứu có đóng góp to lớn vào con đường học thuật và tư tưởng củađất nước. 

Nhan đề Vẫy Vào Vô Tận lấy tứ từcâu thơ của Phạm Hầu trong Vọng Hải Đài: Giơ tay ta vẫy ngoài vô tận – Chẳngbiết xa lòng có những ai. Mỗi chân dung trí thức được tác giả xem như một cáivẫy tay vào vô tận, “nhưng là cái vẫy tay của người bay ở chân trời”.

Mở màncho những cái vẫy vào vô tận là Nguyễn Trường Tộ – nhà văn hóa tiêu biểu chonhững “nghịch lý canh tân”. Đỗ Lai Thúy đã khá tinh tường khi chỉ ra bi kịchcủa Nguyễn Trường Tộ là bi kịch của “người viễn kiến”, tư tưởng trong hòa cóđánh của nhà trí thức này có thể xem như một cuộc cách mạng mà kết quả cuốicùng hướng tới là làm thay đổi cả một hệ hình tư duy. Với Phạm Quỳnh, Đỗ LaiThúy lại nhìn ra chân dung của một “ngọn gió Nam” đặt nền móng cho cuộc đốithoại Đông – Tây mà Trương Vĩnh Ký là người mở đầu. 

Không bóhẹp phạm vi trong một không gian và thời gian nhất định, Đỗ Lai Thúy đưa vàotầm ngắm của mình cả những chân dung trí thức miền Nam, đó là Nguyễn Văn Trung– một nhà trí thức có thái độ dấn thân đặc biệt. Tác giả chỉ ra một cách rõràng tính chất đối thoại, trao đổi trong tác phẩm của nhà trí thức này, “khôngthể coi có một chân lý tuyệt đối, mà có nhiều chân lý”. Với những bạn đọc yêuthơ thì có thể tìm thấy sự hòa điệu trong chân dung của Đặng Tiến cùng “Nhữngvũ trụ thơ”, “không phải nhà thơ nào cũng có vũ trụ thơ riêng của mình và cũngkhông phải nhà phê bình nào cũng có khả năng phát hiện ra vũ trụ ấy. Sự gặp gỡcủa một nhà thơ đạt tới thi giới và một nhà phê bình trình hiện được thi giớiđó tôi [ĐLT] gọi là hạnh ngộ”… 

Với ýnghĩa đó, có thể thấy Đỗ Lai Thúy cũng có sự hạnh ngộ với 17 nhà trí thức ViệtNam qua Vẫy vàovô tận. Đọc tác phẩm, là chúng ta đang xem một bức tranh với 17 mảnhghép, mà ở đó mỗi nhà trí thức đều hiện lên với đầy đủ cái “tâm”, cái “tài”,cái “thần”, với những cá tính, phong cách riêng nhưng lại cùng chung điệu đểlàm nên bức tranh về sự vận động trong hành trình tư duy của dân tộc.

Bạn đọcsẽ gặp lại bút pháp chân dung nhìn nghiêng, chân dung học thuật trong Vẫy vào vô tận, nhưng điểm độc đáo là nếu ở Chân trời có người bay, các vấn đề chủ yếu đượctriển khai theo chiều ngang, chiều xã hội, hữu thức thì ở đây ông lại phác họacác chân dung theo chiều dọc, chiều siêu thức, tâm linh. Do vậy, bạn đọc sẽ cócái nhìn tổng thể, đa chiều, đa diện hơn khi tìm hiểu về các chân dung họcthuật này.

Vẫy vàovô tận là cuốnsách mang giá trị học thuật cao. Bởi lẽ, cùng với mỗi chân dung từng nhân vật,tác giả còn cung cấp cho bạn đọc một tiểu sử vắn tắt, danh mục các tác phẩm vàđặc biệt là phần trích dẫn một phần chương sách, công trình nghiên cứu của họđể bạn đọc có thể cảm nhận trực tiếp về tư tưởng học thuật, tầm vóc tư duy củatừng nhà trí thức đó. Do vậy, cuốn sách cũng là phương tiện hữu ích cho nhữngbạn đọc muốn tìm kiếm những tư liệu có giá trị.

Với Vẫy vào vô tận, Đỗ Lai Thúy đã giúp chúng ta kết nối, đốithoại được với những thế hệ trí thức mang tầm văn hóa, thời đại. Đây thực sự làcuốn sách xứng đáng có mặt trong bộ sưu tập của những người quan tâm đến tưtưởng văn hóa Việt Nam và trong tủ sách của mọi gia đình.

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?