| (Ngày 13/11/206) Đọc sách: “Trưởng lão” nhà văn trẻ Tuyền Lâm | Điều đầu tiên tạo ấn tượng với người mua một cuốn sách, hẳn nhiên là cái bìa. Văn Mới 2006 (tuyển chọn văn xuôi của những tác giả mới và các tác giả đang được mến mộ – NXB Hội Nhà văn – Công ty văn hóa Đông A 2006) vẫn giữ được “truyền thống” bắt mắt, dưới sự “mát tay” của họa sĩ Trần Đại Thắng. 36 tác giả, 36 chữ ký, tạo thành một trang bìa… chưa từng thấy, khá thú vị! Không phải vô lý khi người tuyển chọn – nhà văn Hồ Anh Thái, đưa truyện ngắn Người ăn gió của thầy giáo Nhật Chiêu lên đầu tuyển tập. Sau Mạc Can, có lẽ đây lại là một hiện tượng “nhà văn trẻ” đáng chú ý nữa! Điều thú vị ở hai nhà văn này là họ vừa có những điểm tương đồng, lại vừa có những điểm tưởng chừng như trái ngược nhau. Cùng khởi bút viết văn xuôi khi đã vào hàng “trưởng lão”, cùng từng nổi tiếng trước đó trong… một lĩnh vực khác. Nhưng một người đầy kinh nghiệm sống, ít kinh nghiệm học (như ông tự nhận), và một người đầy kinh nghiệm học mà dường như… ít kinh nghiệm sống, cứ lơ ngơ trong “trường đời” (?!). Thế nhưng từ hai phía tưởng chừng như trái chiều ấy, họ hội tụ ở một điểm: Những dòng văn hay, lạ, khiến người đọc ngỡ ngàng, thú vị! Hai truyện ngắn Người ăn gió và Hè muộn, tạo thành hai “cây đinh” ở hai đầu cuốn sách. Một cây bút “lạ” mà quen về văn xuôi nữa, đó là tác giả ở Pháp, Cao Huy Thuần. Ông góp mặt trong tuyển tập này với truyện ngắn đặc sắc Một buổi chiều tháng sáu. Đọc truyện ngắn này, có người liên tưởng đến Jean-Paul Sartre, ở tập Bức tường. Một cái chết ngẫu nhiên, đặt thân phận con người vào trong những chữ giá như, nếu, đầy bất ổn, mong manh… Ngoài những truyện ngắn trên, Văn Mới 2006 còn rất nhiều truyện đáng đọc khác nữa. Có thể coi tuyển tập này như một nơi hội tụ khá đa dạng về lứa tuổi, phong cách, bút pháp… Có những bậc lão làng như Lê Đạt, Bùi Ngọc Tấn, Lê Văn Thảo, Ma Văn Kháng, Châu Diên… Kế theo là lớp các nhà văn đã nổi tiếng như Lê Minh Khuê, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Trần Đức Tiến… Và cuối cùng là những người trẻ tuổi Đỗ Phước Tiến, Nguyễn Ngọc Tư, Thu Trân, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Thúy Hằng… Có những cách tân, bứt phá về hình thức thể hiện qua Người ăn gió, Cõng người lạ, Coi như đã chết… Có “hiện thực xã hội” với: Thủy thủ ngồi bờ, Đê vồ, Gương chiếu hậu – đồ thị – mùi xoa… Có bàng bạc lịch sử, ôn cố tri tân cùng: Niềm không, Án lục người đàn bà họ Tống… Đến hẹn lại lên, mỗi năm một tuyển tập, như một cách nhìn lại thành quả truyện ngắn của năm ấy, tất nhiên là qua cách nhìn riêng của những người tuyển chọn và làm sách. Một nỗ lực gửi đến bạn đọc “cái nhìn mới về văn học Việt Nam”. Đáng trân trọng! T.L
|
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Cẩm Nang Kinh Doanh – Các Kỹ Năng Tiếp Thị Hiệu Quả
Các kỹ năng tiếp thị hiệu quả Ngày 18/07/2007 TTO – Muc tiêu hàng đầu của bất kỳ công ty nào khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh đều là đem sản phẩm hay dịch vụ mà mình cung cấp đến với người sử dụng. Mục tiêu này đóng vai trò vô cùng thiết yếu và quyết định sự tồn tại, phát triển của mọi công ty. Để làm được điều này, công ty cần phải đầu tư mọi nguồn lực cho công tác marketing. Sự thành công của công tác marketing thể hiện qua lợi nhuận thu được ngày càng cao, nhận thức của khách hàng về thương hiệu công ty ngày càng tăng, giá trị của sản phẩm được khách hàng đón nhận ngày càng nhiều,… Cuốn sách “Các kỹ năng Marketing hiệu quả” này đề cập đến mọi khía cạnh của lĩnh vực marketing, bao gồm những khái niệm cơ bản và những vấn đề thách thức theo xu hướng của thời đại. Cuốn sách không những giúp những người mới bước chân vào lĩnh vực marketing nhanh chóng nắm bắt được những khái niệm marketing cần thiết, mà còn giúp những người đang làm công tác marketing chuyên sâu như nghiên cứu thị trường, đại diện bán hàng, quản lý website thương mại điện tử,… mở rộng tầm hiểu biết về những quy tắc cũng như chiến lược marketing hiệu quả và chặt chẽ nhằm đạt được kết quả tối ưu trong công tác của mình. Định hướng thị trường Marketing vừa là chức năng, vừa là định hướng của tổ chức. Phần lớn mọi người chỉ nghĩ đến khía cạnh chức năng – tức là những hoạt động như hỗ trợ bán hàng, quảng cáo, nghiên cứu thị trường, phân phối, quan hệ công chúng, v.v. Cho đến đầu thập niên 1950, marketing đã trở thành bộ phận duy nhất “sở hữu” và chịu trách nhiệm về khách hàng, đồng thời là cầu nối giao tiếp giữa khách hàng và công ty. Những bộ phận khác chịu trách nhiệm thiết kế và làm ra sản phẩm, còn bộ phận marketing có nhiệm vụ đưa các sản phẩm ấy đến với người sử dụng. Sự phân chia trách nhiệm này bắt nguồn từ định hướng sản xuất (xem hình I-1). Định hướng này dựa trên quan điểm cho rằng con người có xu hướng mua các loại sản phẩm rẻ tiền và có sẵn. Định hướng sản xuất phát triển mạnh mẽ trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 – kỷ nguyên mà nhu cầu vật chất cơ bản của con người liên quan nhiều đến sản xuất và cạnh tranh. Các sản phẩm mới luôn được đón nhận, bởi công chúng lúc bấy giờ là những người vốn chỉ có rất ít của cải vật chất. Định hướng sản xuất khiến mọi người tin rằng những người làm công tác marketing – những người bán hàng, viết quảng cáo, nhân viên thực hiện đơn hàng, v.v. – có trách nhiệm hoàn toàn với khách hàng. Những người khác có thể chỉ tập trung vào những phần việc của mình mà không cần phải trò chuyện, tìm hiểu và thậm chí nghĩ đến những người sử dụng sản phẩm và dịch vụ mà mình làm ra. Mặc dù định hướng sản xuất vẫn còn tồn tại và phát huy tác dụng ở những nền kinh tế chưa phát triển, nhưng nó đã mất quyền lực ở những nơi khác khi các thị trường một thời chưa khai thác giờ đã trở nên bão hòa, khi cuộc cạnh tranh phát triển mạnh và khi những người mua bắt đầu tìm giá trị cao hơn cũng như sự độc đáo, mới lạ của sản phẩm. Điều này dẫn đến sự chuyển biến quan trọng sang một định hướng mới mà sự hiểu biết về nhu cầu khách hàng đóng vai trò quan trọng. Định hướng thị trường cho rằng một công ty phải hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng, cũng như những gì khách hàng đánh giá cao để tổ chức sản xuất và cung cấp sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng những nhu cầu, mong muốn đó. Định hướng thị trường đã chuyển sự tập trung quản lý từ guồng máy sản xuất sang việc tìm hiểu và phục vụ khách hàng (hình I-2). Theo định hướng này, marketing không còn là bộ phận duy nhất “sở hữu” khách hàng mà khách hàng phải là sự quan tâm chính của tất cả mọi người. Thật vậy, dù công việc của bạn là giải quyết các vấn đề tài chính, thiết kế sản phẩm, huấn luyện nhân viên mới, hay lập kế hoạch sản xuất, thì bạn cũng phải ý thức về tác động của bạn ảnh hưởng đến khách hàng như thế nào vì suy cho cùng, sự thỏa mãn của khách hàng là yếu tố quyết định sự thành công và phát triển lâu dài của công ty. Vincent Barabba đã truyền đạt định hướng mới này khi cho rằng: “Nếu bạn cung cấp cho khách hàng các giải pháp sáng tạo đối với những mong muốn và nhu cầu của họ, bạn hãy cố gắng giữ chi phí thấp hơn mức mà khách hàng sẵn sàng chi trả và đảm bảo đội ngũ nhân viên của bạn luôn năng động, có động cơ thúc đẩy tinh thần làm việc, có kiến thức chuyên môn. Những yếu tố căn bản này sẽ dẫn đến lợi nhuận, tăng trưởng, thành công, phát triển và sự nhìn nhận tích cực của công chúng”. Định hướng thị trường của công ty bạn là gì? Các chức năng khác nhau của công ty có được định hướng theo khách hàng hay trách nhiệm đối với khách hàng thuộc về bộ phận marketing? Dù trong trường hợp nào đi nữa, cuốn sách “Các kỹ năng marketing hiệu quả” này cũng có thể giúp bạn hiểu được cách thức để gắn kết khách hàng với công ty thông qua chiến lược, kế hoạch hành động, nghiên cứu và các hoạt động khác. Cuốn sách này tuy không làm bạn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực marketing, nhưng nó cung cấp kiến thức, truyền đạt kỹ năng, kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực chính yếu giúp bạn chọn lựa được hướng đi chính xác cho mình. First News
Các kỹ năng tiếp thị hiệu quả Ngày 18/07/2007 TTO – Muc tiêu hàng đầu của bất kỳ công ty nào khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh đều là đem sản phẩm hay dịch vụ mà mình cung cấp đến với người sử dụng. Mục tiêu này đóng vai trò vô cùng thiết yếu và quyết định sự tồn tại, phát triển của mọi công ty. Để làm được điều này, công ty cần phải đầu tư mọi nguồn lực cho công tác marketing. Sự thành công của công tác marketing thể hiện qua lợi nhuận thu được ngày càng cao, nhận thức của khách hàng về thương hiệu công ty ngày càng tăng, giá trị của sản phẩm được khách hàng đón nhận ngày càng nhiều,… Cuốn sách “Các kỹ năng Marketing hiệu quả” này đề cập đến mọi khía cạnh của lĩnh vực marketing, bao gồm những khái niệm cơ bản và những vấn đề thách thức theo xu hướng của thời đại. Cuốn sách không những giúp những người mới bước chân vào lĩnh vực marketing nhanh chóng nắm bắt được những khái niệm marketing cần thiết, mà còn giúp những người đang làm công tác marketing chuyên sâu như nghiên cứu thị trường, đại diện bán hàng, quản lý website thương mại điện tử,… mở rộng tầm hiểu biết về những quy tắc cũng như chiến lược marketing hiệu quả và chặt chẽ nhằm đạt được kết quả tối ưu trong công tác của mình. Định hướng thị trường Marketing vừa là chức năng, vừa là định hướng của tổ chức. Phần lớn mọi người chỉ nghĩ đến khía cạnh chức năng – tức là những hoạt động như hỗ trợ bán hàng, quảng cáo, nghiên cứu thị trường, phân phối, quan hệ công chúng, v.v. Cho đến đầu thập niên 1950, marketing đã trở thành bộ phận duy nhất “sở hữu” và chịu trách nhiệm về khách hàng, đồng thời là cầu nối giao tiếp giữa khách hàng và công ty. Những bộ phận khác chịu trách nhiệm thiết kế và làm ra sản phẩm, còn bộ phận marketing có nhiệm vụ đưa các sản phẩm ấy đến với người sử dụng. Sự phân chia trách nhiệm này bắt nguồn từ định hướng sản xuất (xem hình I-1). Định hướng này dựa trên quan điểm cho rằng con người có xu hướng mua các loại sản phẩm rẻ tiền và có sẵn. Định hướng sản xuất phát triển mạnh mẽ trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 – kỷ nguyên mà nhu cầu vật chất cơ bản của con người liên quan nhiều đến sản xuất và cạnh tranh. Các sản phẩm mới luôn được đón nhận, bởi công chúng lúc bấy giờ là những người vốn chỉ có rất ít của cải vật chất. Định hướng sản xuất khiến mọi người tin rằng những người làm công tác marketing – những người bán hàng, viết quảng cáo, nhân viên thực hiện đơn hàng, v.v. – có trách nhiệm hoàn toàn với khách hàng. Những người khác có thể chỉ tập trung vào những phần việc của mình mà không cần phải trò chuyện, tìm hiểu và thậm chí nghĩ đến những người sử dụng sản phẩm và dịch vụ mà mình làm ra. Mặc dù định hướng sản xuất vẫn còn tồn tại và phát huy tác dụng ở những nền kinh tế chưa phát triển, nhưng nó đã mất quyền lực ở những nơi khác khi các thị trường một thời chưa khai thác giờ đã trở nên bão hòa, khi cuộc cạnh tranh phát triển mạnh và khi những người mua bắt đầu tìm giá trị cao hơn cũng như sự độc đáo, mới lạ của sản phẩm. Điều này dẫn đến sự chuyển biến quan trọng sang một định hướng mới mà sự hiểu biết về nhu cầu khách hàng đóng vai trò quan trọng. Định hướng thị trường cho rằng một công ty phải hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng, cũng như những gì khách hàng đánh giá cao để tổ chức sản xuất và cung cấp sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng những nhu cầu, mong muốn đó. Định hướng thị trường đã chuyển sự tập trung quản lý từ guồng máy sản xuất sang việc tìm hiểu và phục vụ khách hàng (hình I-2). Theo định hướng này, marketing không còn là bộ phận duy nhất “sở hữu” khách hàng mà khách hàng phải là sự quan tâm chính của tất cả mọi người. Thật vậy, dù công việc của bạn là giải quyết các vấn đề tài chính, thiết kế sản phẩm, huấn luyện nhân viên mới, hay lập kế hoạch sản xuất, thì bạn cũng phải ý thức về tác động của bạn ảnh hưởng đến khách hàng như thế nào vì suy cho cùng, sự thỏa mãn của khách hàng là yếu tố quyết định sự thành công và phát triển lâu dài của công ty. Vincent Barabba đã truyền đạt định hướng mới này khi cho rằng: “Nếu bạn cung cấp cho khách hàng các giải pháp sáng tạo đối với những mong muốn và nhu cầu của họ, bạn hãy cố gắng giữ chi phí thấp hơn mức mà khách hàng sẵn sàng chi trả và đảm bảo đội ngũ nhân viên của bạn luôn năng động, có động cơ thúc đẩy tinh thần làm việc, có kiến thức chuyên môn. Những yếu tố căn bản này sẽ dẫn đến lợi nhuận, tăng trưởng, thành công, phát triển và sự nhìn nhận tích cực của công chúng”. Định hướng thị trường của công ty bạn là gì? Các chức năng khác nhau của công ty có được định hướng theo khách hàng hay trách nhiệm đối với khách hàng thuộc về bộ phận marketing? Dù trong trường hợp nào đi nữa, cuốn sách “Các kỹ năng marketing hiệu quả” này cũng có thể giúp bạn hiểu được cách thức để gắn kết khách hàng với công ty thông qua chiến lược, kế hoạch hành động, nghiên cứu và các hoạt động khác. Cuốn sách này tuy không làm bạn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực marketing, nhưng nó cung cấp kiến thức, truyền đạt kỹ năng, kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực chính yếu giúp bạn chọn lựa được hướng đi chính xác cho mình. First News
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
|