Trước đây khoảng mười năm, các trường đại học đã có những giáo trình về lịch sử văn học từng thời kỳ trong thế kỷ XX. Những công trình đó chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ của những phương pháp truyền thống như xã hội học mác xít, phản ánh luận mác xít, sau này có được hỗ trợ ít nhiều bởi những cách tiếp cận khác như phong cách học, loại hình học và gần đây là thi pháp học.Văn Học Việt Nam Thế Kỷ XX – Những Vấn Đề Lịch Sử Và Lý Luận là công trình khoa học trọng điểm của Đại học Quốc gia Hà Nội, do một tập thể Viện Sĩ, Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ thuộc Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn, Viện Văn học, Đại học sư phạm Hà Nội hợp tác biên soạn.
Các giáo trình văn học sử trước đây chủ yếu chia theo thời kỳ văn học (199 – 1930, 1930 – 1945, 1945 – 1975), trong mỗi thờ kỳ lại có những tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Công trình khoa học này cố gắng tổng kết văn học Việt Nam thế kỷ XX thành những chuyên luận chạy dọc suốt thế kỷ và phân tích các vấn đề dưới ánh sáng của loại hình học, thi pháp học, phong cách học. Công trình có nhiệm vụ chỉ ra quy luật vận động có tính lịch sử của văn học thế kỷ XX, đồng thời nêu lên những đặc trưng loại hình văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại.
Như vậy, đây không phải là một công trình thuần tuý văn học sử mà là một tổng kết bước đầu về mặt lý luận tiến trình văn học Việt Nam thế kỷ XX. Mục tiêu thì như thế nhưng chất lượng đạt được ở các chương không giống nhau, có chương nêu được các vấn đề lý luận, có chương nghiêng về văn học sử. Mặt khác, tuy có thống nhất trong Hội đồng biên tập một số vấn đề chung về lý luận và văn học sử, nhưng chúng tôi vẫn tôn trọng phong cách và ý kiến riêng của mỗi người. Sự khác biệt chút ít trong các nhận định và đánh giá là điều không tránh khỏi.
” Nền văn học Việt Nam hiện đại hình thành từ bao giờ? Đó là một câu hỏi mà hiện nay trong giới nghiên cứu văn học chưa có câu trả lời thống nhất.
Lấy năm 1900 làm một cái mốc của văn học hiện đại là tứ góc nhìn văn học bằng thế kỷ chứ năm 1900 không thể coi là một lát cắt rạch ròi phân biệt hai thờ kỳ văn học trung đại và văn học hiện đại. 1900 chỉ là cái mốc ước lệ bởi vì theo tài liệu hiện nay chúng tôi đã sưu tầm được, thì năm 1887 đã có dấu hiệu của văn học hiện đại: Truyện thầy Lazaro Phiền của P.J.B Nguyễn Trọng Quản. Và trước Truyện thầy Lazaro Phiền đã xuất hiện một số tác phẩm bằng quốc ngữ như Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876), Kiếp phong trần (1882) của Trương Vĩnh Ký, … Nhìn chung, truyện ngắn, truyện vừa là những thiên tự sự cỡ nhỏ, cỡ vừa, trong khi đó tiểu thuyết là một thiên tự sự cỡ lớn.
MỤC LỤC:
Phần một: CÁC TRÀO LƯU VÀ KHUYNH HƯỚNG VĂN HỌC TRONG THẾ KỶ XX
Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Chương 2: Trào lưu văn học lãng mạn chủ nghĩa.
Chương 3: Trào lưu văn học hiện thực phê phán thời kỳ 1930 – 1945.
Chương 4: Trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Chương 5: Các khuynh hướng văn học khác.
Phần hai: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THẾ KỶ XX
Chương 1: Phân loại tiểu thuyết.
Chương 2: Tiểu thuyết luận đề.
Chương 3: Tiểu thuyết lịch sử.
Chương 4: Tiểu thuyết sử thi.
Chương 5: Tiểu thuyết phiêu lưu và tiểu thuyết tâm lý.
Phần ba: TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THẾ KỶ XX
Chương 1: Truyện ngắn Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.
Chương 2: Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1900 – 1930.
Chương 3: Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
Chương 4: Truyện ngắn Viẹt Nam giai đoạn 1945 – 1975.
Chương 5: Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 – 2000.
Chương 6: Một số vấn đề thi pháp truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
Phần bốn: KÝ VIỆT NAM THẾ KỶ XX
Chương 1: Sự hình thành và phát triển của thế kỷ.
Chương 2: Ký Việt Nam giai đoạn 1900 – 1945.
Chương 3: Ký Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945.
Phần năm: THƠ VIỆT NAM THẾ KỶ XX
Chương 1: Những giai đoạn phát triển của thơ.
Chương 2: Sự vận động của thơ Việt Nam thế kỷ XX.
Phần sáu: KỊCH VIỆT NAM THẾ KỶ XX
Chương 1: Vấn đề nguồn gốc của thể loại kịch trong lịch sử văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Chương 2: Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển của kịch từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945.
Chương 3: Vấn đề phân định các khuynh hướng kịch nói giai đoạn trước năm 1945.
Chương 4: Tổng quan tiến trình văn học kịch Việt Nam nửa sau thế kỷ XX.
Chương 5: Sự đổi mới kịch hát Việt Nam thế kỷ XX.
Phần bảy: LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX
Chương 1: Mở đầu.
Chương 2: Lý luận, phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1932.
Chương 3: Lý luận, phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945.
Chương 4: Lý luận, phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1985.
Chương 5: Lý luận, phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1986 – 2000.
Phần tám: SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX
Chương 1: Ngôn ngữ học Việt Nam: những quan sát và nhận xét
Chương 2: Lộ trình và sự thể của ngôn ngữ văn học Việt Nam trong thế kỷ XX
Mời bạn đón đọc.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn