Xem sách hay

Văn Học Sử Việt Nam

Mua ở đâu?
Lê Văn Siêu

Lê Văn Siêu

Văn Học Sử Việt Nam Một công trình sưu tầm, biên khảo công phu, đầy tâm huyết đã bao quát được một khối lượng lớn kiến thức và tài liệu về văn học Việt Nam, đặc biệt là những tư liệu rút ra từ những thực tế sống động ( từ thời Pháp thuộc về sau) như những giai đoạn văn chương càng minh hoạ thêm rõ nét cho từng giai đoạn văn học. Chính đặc điểm này tạo cho nội dung sách nhẹ nhàng, dễ đọc, giảm hẳn tính chất khô khan của loại sách biên khảo, phê bình.
Người ta đọc và học lịch sử văn học không chỉ vì cảm thấy thích thú khi được đối thoại với những thành phần ưu tú thuộc các giai đoạn lịch sử đã qua mà còn là cơ hội theo bước chân tiến hoá về lĩnh vực tinh thần của một dân tộc để từ đó mỗi người tự phát họa một triển vọng tương lai riêng của mình và chung cho cả dân tộc.
(Gustave Canson, nhà phê bình văn học Pháp)


Văn Học Sử Việt Nam
Một cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về nền tảng phát triển của văn học Việt Nam tiến trình lịch sử của nên văn học nước nhà từ thuở sơ khai tới trước Cách Mạng Tháng Tám. Đó là tác phẩm “Văn Học Sử Việt Nam” của tác giả Lê Văn Siêu.
Tất cả đều có thể bị mai một với thời gian riêng văn học là nhất định tồn tại với nền văn hoá của dân tộc. Văn học phản ánh trung thực cuộc sống xã hội của hiện tại cũng như của qúa khứ và vì thế nó phải có một lịch sử tiến hoá của nó khi mà xã hội cũng đã có lịch sử tiến hoá và đó là những dòng đầu tiên trước khi vào đề của tác giả Lê Văn Siêu. Văn học không chỉ là những gì viết ra trên giấy trắng mực đen, nó là phần tinh thần của dân tộc và mượn giấy trắng mực đen để làm phương tiện để phát huy cũng như mượn tiếng nói, mượn cử chỉ, mượn dáng điệu để tự thể hiện. Với quan niệm ấy cuốn sách là sự trình bày các chuyên mục với những dẫn chứng rất rõ ràng, các mức thời gian, các sự kiện lịch sử dẫn tới những chuyển biến của nền văn học nước nhà đã được tác giả liên kết và sâu chuỗi. Và người đọc càng thấy mình như được đi dọc theo tiến trình lịch sử của dân tộc và cũng đi trên một con đường nhỏ song song, đó là con đường phát triển của văn học.
Trong cuốn sách tác giả Lê Văn Siêu không chỉ coi văn học đơn thuần là một tác phẩm là câu chữ mà văn học đã là tinh thần của một dân tộc, thể hiện tình cảm, suy nghĩ của dân tộc thể hiện tình cảm, mơ ước của dân tộc qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Chẳng hạn ở thời sơ khai của văn chương chuyển khẩu hình thức của câu văn câu thơ là giản dị, tự nhiên và có nhịp điệu theo với nhạc tính trong tiếng nói của ta “khôn cho người ta bái, dại cho người ta thương” đó là một dẫn chứng của tác giả rồi tới tinh thần của người giao chỉ từ thế kỷ thứ III tới thề kỷ thứ V đó là một tâm trạng chán chườn “có của thì có mẹ nàng, có bạc có vàng thì có kẻ ưa” một tâm trạng bất cộng tác với chính quyền đô hộ hay một tâm trạng đau đớn “làm thân con vạc chẳng biết lo, bán đồng cho cò phải đi ăn đêm” Như vậy, mỗi một giai đoạn lịch sử, mỗi một thời kỳ tác giả đều trình bày hoàn cảnh xã hội và phân tích sự phản chiếu của thời kỳ đó lên các tác phẩm văn học một cách rất chi tiết từ thời Đinh tiền Lê tới thời Trần, thời hậu Lê hay thời Pháp thuộc. Văn học đã để lại những di sản quý báu khổng lồ được muôn đời sau nâng niu lưu giữ bởi những tác phẩm văn học ấy đã làm nên một phần của tâm hồn dân tộc Việt Nam.
Nội dung cuốn sách nhẹ nhàng, dễ đọc giảm hẳn tính chất khô khan của các loại sách biên khảo hay phê bình, nó thể hiện sự tâm huyết của tác giả với nền văn học nước nhà, sự trân trọng với quá khứ nhất là khi trong xã hội hiện đại này những giá trị của quá khứ đang dần bị quên lãng.
Cuốn sách xứng đáng với sự tâm huyết của tác giả như ông nói : ông đã viết cuốn sách này với một sự trân trọng như trong một lễ trang nghiêm để hiến những gì thiên liêng nhất của mình cho tương lai của xứ sở.

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Chuyện Một Kẻ Giết Người
(VTV1 Ngày 11/05/2007)

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?