“…. Sáu mươi chín tuổi rồi, Hoài Anh vẫn còn đang viết không ngưng nghỉ. Ngọn lửa sống trong ông còn mãnh liệt lắm, bởi vì ông sống lặng lẽ, chỉ ham sáng tạo, không màng danh lợi. Ông chân thật với bạn bè, ưu ái người viết trẻ, và rất chịu đọc văn của người khác. Văn chương ông trong sáng, giàu hình ảnh, giàu vốn sống; ngôn ngữ trong tác phẩm của ông chứng tỏ ông rất chịu đi, chịu học ngôn ngữ từng địa phương. Có nhiều người hỏi tôi: Cái ông Hoài Anh lủ khủ lù khù thế mà sao viết khoẻ, viết dữ dội vậy? Tôi đáp: Ông viết được như thế là nhờ tình yêu! Ông yêu đời, yêu nghề như yêu chính cuộc đời mình. ông có trí nhớ tuyệt vời, do bẩm sinh, tất nhiên, nhưng tôi cho rằng chủ yếu cũng là nhờ tình yêu nghề…”
Tiểu thuyết Bùi Hữu Nghĩa mối duyên vàng đá là tấm lòng của nhà văn Hoài Anh với đất nước và người Nam Bộ. Bùi Hữu Nghĩa con nhà dân chài ở Cần Thơ, sau lên Biên Hoà trọ học trong nhà ông Nguyễn Văn Lý. Cô Nguyễn Thị Tồn, con gái ông Lý yêu Nghĩa. Nghĩa bị bệnh phong, cô hết lòng thuốc thang chăm sóc cho Nghĩa khỏi bệnh ….. Nghĩa làm tri huyện Trà Vang, bảo vệ dân người Việt gốc Miên ở vùng rạch Láng Thé, bị bọn quan lại tỉnh Vĩnh Long bắt giam vào ngục, lại đút lót cho Thượng thư bộ Hình ở Kinh để khép Nghĩa vào tội tử hình. Bà Tồn đã lên kinh tỏ nỗi oan cho chồng. Nghĩa được tha tội chết nhưng được cử đi làm Thủ ngữ đồn Vĩnh Thông để chống dân Miên nổi loạn. Nghĩa chủ trương không tàn sát dân Miên nên khi đồn Vĩnh Thông vỡ, Nghĩa bị dân Miên bắt, họ tha cho Nghĩa trở về quê hương.
Khi Nghĩa ở Bình Thuỷ thì quân Phàp chiếm thành Vĩnh Long. Nghĩa đã cùng Phan Văn Trị dùng thơ kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp. Nghĩa bị Pháp bắt giam ở Khám Lớn Sài Gòn. Sau đó chúng cho Đỗ Hữu Phương lãnh về giam lỏng ơ nhà y. Thấy không thuyết phục, mua chuộc nỗi Nghĩa, chúng buộc phải trả tự do cho ông.Nghĩa lại đi khắp nơi cỗ vũ mọi người đứng lên chống Pháp, giúp mưu cho nghĩa quân rút về vùng Bảy Núi làm căn cứ chống giặc lâu dài.
Mời bạn đón đọc
Nhà thơ đi bộ và tuyển tập 16 cuốn truyện lịch sử VN
TT – Nhà thơ đó là Hoài Anh, một người cả đời không thể tự lái một chiếc xe dù là xe đạp, mà chỉ cuốc bộ. Lặng lẽ, bền bỉ, trong khoảng 50 năm cầm bút thì có hơn 30 năm Hoài Anh viết truyện lịch sử.
Với vốn Hán – Nôm và tiếng Pháp khá giỏi, cộng với việc có thể đọc thông thạo nhiều ngoại ngữ khác, Hoài Anh là một số trong ít nhà văn VN tinh thông sử Việt với sự chắc chắn cùng kiến văn rộng rãi.
Trong 16 cuốn truyện lịch sử VN (vừa được NXB Văn Học ấn hành, tháng 9-2006) thì có hai tập truyện, còn lại là các tập tiểu thuyết. Bắt đầu từ thời Hai Bà Trưng với tiểu thuyết Mê Linh tụ nghĩa, Hoài Anh đã tái hiện chân dung, thân phận những người phụ nữ những năm đầu thế kỷ thứ I của nước ta.
Viết chi tiết, sinh động, tái hiện không khí lịch sử cùng phong hóa dân tộc qua mỗi thời kỳ một cách tinh tế. Đó là thế mạnh của Hoài Anh thể hiện qua tiểu thuyết lịch sử. Tiếp theo Mê Linh tụ nghĩa là các tập sách: Tấm long bào, Như Nguyệt, Ngựa ông đã về, Đất Thang Mộc I, II, Lời thề lửa, Mưu sĩ của Quang Trung: Trần Văn Kỷ, Vua Minh Mạng, Chiến lũy Tháp Mười, Nguyễn Thông vọng mai đình.
Hoài Anh cho biết ông còn dăm cuốn tiểu thuyết lịch sử đang viết, chuẩn bị in. Những cuốn tiểu thuyết lịch sử sẽ là những tác phẩm cuối cùng trong đời văn của ông, mặc dù Hoài Anh luôn “thú nhận” thể loại ông thích nhất vẫn là thơ.
“Nhưng không sao cả, tiểu thuyết là thể loại có khả năng dung chứa tất cả: thơ ca, khảo cứu, phê bình, tiểu luận… Thêm nữa, tiểu thuyết chuyển tải tốt nhất cảm giác sống, những trăn trở nhân tình thế thái, mà càng sống lâu con người ta càng thấm…” – Hoài Anh tâm sự.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
(Thứ Tư, 04/07/2007)
Kinh doanh là gì và doanh nhân là ai?
TTCT – Giản Tư Trung và những cộng sự của anh ở PACE đã tự đặt lên vai mình một trọng trách “góp phần thu hẹp khoảng cách doanh trí giữa Việt Nam và thế giới”.
Với mục tiêu đó, tổ hợp giáo dục PACE đã thực hiện một cuộc nghiên cứu và sưu tầm đồ sộ về cuộc đời, sự nghiệp 25 doanh nhân huyền thoại của Việt Nam và thế giới, tổng hợp thành 25 quyển sách giá trị. Mười quyển sách đầu tiên trong bộ sách 25 quyển vừa được NXB Trẻ phát hành rộng rãi trên cả nước.
Bộ sách được PACE đặt tên là “Đạo kinh doanh Việt Nam và thế giới” với mong muốn chia sẻ rằng các doanh nhân là những người được sinh ra để thực hiện điều mà PACE gọi là “phụng sự xã hội” bằng những hành động kinh doanh, những hành động không phải chỉ để kiếm ra tiền, mà là tạo ra “nhiều giá trị hơn cho xã hội” và làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Bill Gates không thể nào tiêu hết một phần ngàn số lãi cơ bản được đẻ ra từ số tài sản khổng lồ của ông trong 1 triệu năm, trong khi ông chỉ có thể sống không quá 100 năm. Điều đó hàm nghĩa là toàn bộ tài sản mà ông làm ra, và cả những ý tưởng thiên tài của ông, cuối cùng thuộc về xã hội. Quĩ từ thiện Bill và Melinda của ông và vợ ông nay lên đến hàng chục tỉ USD cho thấy thái độ “phụng sự xã hội” của ông, ngay khi còn sinh thời. Sam Watson của Wal-Mart sống kín đáo, giản dị và tiết kiệm từng đồng USD, trong khi tài sản của ông ước lượng khoảng 25 tỉ USD và điều quan trọng là ông đã không coi số tài sản đó là của mình!
Như vậy, vấn đề cốt tủy của đạo doanh nhân không phải chỉ là giải quyết sự chọn lựa nhị nguyên “kiếm tiền hay phụng sự xã hội”, đặt chuyện kiếm tiền và phụng sự xã hội thành hai mặt đối nghịch và chia doanh nhân thành hai loại người, những người chỉ biết kiếm tiền và những người vừa biết kiếm tiền vừa biết phụng sự xã hội. Vấn đề cốt tủy của đạo kinh doanh chính là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập đó và chỉ ra rằng việc kiếm ra được nhiều tiền của doanh nhân cũng đồng thời bao hàm ý nghĩa là họ có điều kiện phụng sự xã hội nhiều hơn và tốt hơn. Khái niệm “doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm” (responsible business enterprise/RBE) đang được phổ biến và trở thành mô hình kinh doanh chuẩn mực, không những tại các quốc gia phát triển mà còn tại các thị trường mới nổi của những nền kinh tế chuyển đổi, đang trên đà hội nhập toàn cầu.
Cuối cùng, điều đáng trân trọng là ý tưởng xây dựng một thế hệ doanh nhân Việt Nam hùng mạnh có thể đua tranh mạnh mẽ cùng doanh nhân các nước, bằng cách “khôi phục các giá trị cao quí của văn hóa Việt Nam, những giá trị Việt kết hợp với những giá trị đỉnh cao của văn minh nhân loại để từ đó góp phần hình thành văn hóa doanh nhân Việt.
Đất nước Việt Nam, ngay trong thời kỳ còn dưới ách thực dân, đã sản sinh những Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi…, những doanh nhân đã khởi được nghiệp lớn trong hoàn cảnh hết sức khó khăn và đã có những ý tưởng về những yếu tố căn bản của đạo kinh doanh: (phải có) thương phẩm, thương đạo, thương học, biết cách giao thiệp, biết trọng nghề, có lòng kiên tâm, biết giữ tín thực. Cụ Lương Văn Can đã chỉ ra mối liên hệ thiết yếu giữa kinh doanh và phát triển của một nước: “Việc buôn bán thịnh suy có quan hệ đến quốc dân thịnh suy như thế, ta há nên coi thường xem khinh được sao?”. Ngay khi nước nhà mới giành độc lập, ngày 13-10-1945, Hồ Chủ tịch đã khẳng định với giới công thương kỹ nghệ gia Việt Nam: “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng là sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng”.
Ngày nay, trên đà hội nhập, hợp tác và tranh đua cùng với cả thế giới, đất nước hơn bao giờ hết đang rất cần có một đội ngũ doanh nhân Việt Nam mới có bản lĩnh, có kiến thức, hành động chuyên nghiệp và nắm vững “đạo kinh doanh”.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn