Xem sách hay

Tuyển Tập Truyện Lịch Sử Hoài Anh – Quyển 5: Ngựa Ông Đã Về (Tiểu Thuyết Lịch Sử)

Mua ở đâu?
Hoài Anh

Hoài Anh

…Sáu mươi chín tuổi rồi, Hoài Anh vẫn còn đang viết không ngưng nghỉ. Ngọn lửa sống trong  ông còn mãnh liệt lắm, bởi vì ông sống lặng lẽ, chỉ ham sáng tạo, không màng danh lợi. Ông chân thật với bạn bè, ưu ái người viết trẻ, và rất chịu đọc văn của người khác. Văn chương ông trong sáng, giàu hình ảnh, giàu vốn sống; ngôn ngữ trong tác phẩm của ông chứng tỏ ông rất chịu đi, chịu học ngôn ngữ từng địa phương. Có nhiều người hỏi tôi “Cái ông Hoài Anh lủ khủ lù khù kia thế mà sao viết khoẻ, viết dữ dội vậy?”  Tôi đáp: Ông viết được như thế là nhờ tình yêu! Ông yêu đời, yêu nghề như yêu chính cuộc đời mình. Ông có trí nhớ tuyệt vời, do bẩm sinh, tất nhiên, nhưng tôi cho rằng chủ yếu cũng là nhờ tình yêu nghề…

Nội Dung Truyện “Ngựa Ông Đã Về”:
Tác phẩm rất hấp dẫn, gồm những mẩu chuyện về Lê Lợi từ khi khởi nghĩa Lam Sơn, tạm rút về Chí Linh, cho đến khi phát triển vào Nghệ An rồi đem quân ra Bắc, dựng trại ở bến Bồ Đề, đánh thành Đông Quan, được nhân dân hưởng ứng. “Nhong nhong ngựa Ông đã về. Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa Ông ăn”. Nhờ Nguyễn Trãi giúp mưu, đánh vào lòng người, và chặn đánh viện binh của giặc kéo sang, cuối cùng giải phóng Đông Quan (Thăng Long): “Non sông muôn dặm lấy lại, Chợ búa Đông Đô chẳng thay”, đuổi quân Minh về nước, “rửa sạch nỗi hộ thẹn nghìn thu. Mang lại nền thái bình muôn thuở”. Cũng giống như Hưng Đạo Vương, đưa Lê Lợi vào tiểu thuyết sẽ gặp rất nhiều vấn đề lịch sử rất khó xử lý! Còn nhớ sau khi tác phẩm “Ngựa Ông đã về” ra đời năm 1999 có người chê Hoài Anh: tại sao nhân vật Lê Lợi hay như vậy, khởi nghĩa Lam Sơn hào hùng như vậy mà không viết tiểu thuyết, lại đi viết những mẫu chuyện? Ông bảo” “chê như thế là chưa hiểu hết nghề viết tiểu thuyết lịch sử, là chưa cận nhân tình!” Lê Lợi là anh hùng dân tộc, là nhân vật lịch sử quá nổi tiếng, không thể tuỳ tiện hư cấu. Ông có những mối quan hệ phức tạp. Thí dụ như mối quan hệ của ông với ba bà vợ, với hai con Tư Tề và Nguyên Long, không chỉ phức tạp mà nhiều khi mang màu sắc huyền thoại: Việc bà Phạm Thị Trần bị ném xuống sông dâng cho Thần Sông. Mối quan hệ của Lê Lợi với những người khai quốc công thần như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, đầy bi kịch, cũng không dễ giải thích và tái hiện. Hoài Anh thật khôn ngoan chọn phương thức viết những mẫu chuyện xung quanh nhân vật Lê Lợi. Theo cách này, ông có dư đất dụng võ! Mỗi chuyện trong “Ngựa Ông đã về” giống như một truyện ngắn mini, có thể độc lập, nhưng đứng kế tiếp nhau thì htành một tập truyện liên hoàn.

Mời bạn đón đọc.





Tuyển Tập Truyện Lịch Sử Hoài Anh – Quyển 5: Ngựa Ông Đã Về
Thứ Sáu, 06/10/2006)

Nhà thơ đi bộ và tuyển tập 16 cuốn truyện lịch sử VN
TT – Nhà thơ đó là Hoài Anh, một người cả đời không thể tự lái một chiếc xe dù là xe đạp, mà chỉ cuốc bộ. Lặng lẽ, bền bỉ, trong khoảng 50 năm cầm bút thì có hơn 30 năm Hoài Anh viết truyện lịch sử.

Với vốn Hán – Nôm và tiếng Pháp khá giỏi, cộng với việc có thể đọc thông thạo nhiều ngoại ngữ khác, Hoài Anh là một số trong ít nhà văn VN tinh thông sử Việt với sự chắc chắn cùng kiến văn rộng rãi.

Trong 16 cuốn truyện lịch sử VN (vừa được NXB Văn Học ấn hành, tháng 9-2006) thì có hai tập truyện, còn lại là các tập tiểu thuyết. Bắt đầu từ thời Hai Bà Trưng với tiểu thuyết Mê Linh tụ nghĩa, Hoài Anh đã tái hiện chân dung, thân phận những người phụ nữ những năm đầu thế kỷ thứ I của nước ta.

Viết chi tiết, sinh động, tái hiện không khí lịch sử cùng phong hóa dân tộc qua mỗi thời kỳ một cách tinh tế. Đó là thế mạnh của Hoài Anh thể hiện qua tiểu thuyết lịch sử. Tiếp theo Mê Linh tụ nghĩa là các tập sách: Tấm long bào, Như Nguyệt, Ngựa ông đã về, Đất Thang Mộc I, II, Lời thề lửa, Mưu sĩ của Quang Trung: Trần Văn Kỷ, Vua Minh Mạng, Chiến lũy Tháp Mười, Nguyễn Thông vọng mai đình.

Hoài Anh cho biết ông còn dăm cuốn tiểu thuyết lịch sử đang viết, chuẩn bị in. Những cuốn tiểu thuyết lịch sử sẽ là những tác phẩm cuối cùng trong đời văn của ông, mặc dù Hoài Anh luôn “thú nhận” thể loại ông thích nhất vẫn là thơ.

“Nhưng không sao cả, tiểu thuyết là thể loại có khả năng dung chứa tất cả: thơ ca, khảo cứu, phê bình, tiểu luận… Thêm nữa, tiểu thuyết chuyển tải tốt nhất cảm giác sống, những trăn trở nhân tình thế thái, mà càng sống lâu con người ta càng thấm…” – Hoài Anh tâm sự.

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Trăng Hoàng Cung

(Ngày 07/07/2007)

Thêm một “bí ẩn” của Phùng Quán được giải mã

TT – Trong thế giới văn nghệ thường có những “bí ẩn” mà nhiều năm sau vẫn thực – hư không tường. Như ai mới thật là người yêu của Hàn Mặc Tử? “T.T.Kh.” thật ra là ai?…

Những năm gần đây, nhân vật “Em” trong Trăng hoàng cung – tiểu thuyết tình 13 chương của Phùng Quán là một cô gái Huế nào đó có thật hay chỉ là “nàng thơ” tưởng tượng của thi sĩ?

Cô gái Huế ấy là ai mà đến nỗi Phùng Quán sau “Một đời lao lực /Một đời cay cực…” (chương 7), khi đã ngoài 50 tuổi, vẫn bị “tiếng sét” ái tình thu mất hồn vía, ngày đêm bám theo nàng đến nỗi khi nàng tức giận không muốn cho anh ngồi lâu thì tôi xin đứng/Cùng với cây chổi em dựng ở xó nhà…/Đứng trong xó nhà cũng không được đứng/ Thì tôi xin ra đứng trước hiên…; vẫn không được thì xin ra ngoài ngõ, rồi ra đầu đường; không được nữa thì “… xin chết/Nhưng tôi không nói lời vĩnh biệt/Vì tôi tin tôi sẽ hồi sinh…” (chương 13).

Ngay từ câu kết chương 2, tác giả cũng đã thốt lên: Cảm tạ em/Tôi đã hồi sinh…

Một số độc giả có thể đã đọc Trăng hoàng cung trong tập Thơ Phùng Quán (NXB Hội Nhà Văn, 1995) hoặc trong tập Nhớ Phùng Quán (NXB Trẻ, 2003). Lần này, tiểu thuyết tình hiện ra như mới, lộng lẫy và sâu thẳm hơn, không chỉ nhờ có thêm những minh họa đẹp của họa sĩ Đinh Cường và những bức ảnh của Phạm Bá Thịnh, mà chính nhờ từng trang sách còn được chiếu rọi, óng ánh qua hồi ức “Phùng Quán viết Trăng hoàng cung” của nhà văn Hà Khánh Linh (tác giả của Thúy và nhiều tiểu thuyết khác).

Mấy năm trước, khi thấy rất nhiều văn hữu viết về Phùng Quán (sau tập hợp thành cuốn Nhớ Phùng Quán), Hà Khánh Linh, với nụ cười khá điệu đàng và cặp mắt lim dim (Nắng cố đô nàng cười dim mắt/Ôi nụ cười nghiêng thành cổ hoàng cung – chương 6), bảo: “Linh chưa viết nhưng rồi sẽ có lúc…”.

Cho đến hôm nay, với tình thương yêu và quí trọng nhà văn – chiến sĩ – đồng hương vừa được tặng Giải thưởng Nhà nước, bằng những trang hồi ức chân thật, xúc động, chi tiết đến từng ngày, từng giờ những lần gặp Phùng Quán trong thời gian ông viết Trăng hoàng cung ở Huế, Hà Khánh Linh không chỉ đã giải mã bí ẩn “cô gái Huế trong Trăng hoàng cung là ai” mà còn giúp chúng ta có thêm một chân dung “cận cảnh” của Phùng Quán.

Cuộc gặp gỡ thân thiết giữa bộ ba Phùng Quán – Vũ Bội Trâm – Hà Khánh Linh về sau làm cho tác phẩm quả là một chuyện tình lãng mạn và thật đẹp.

Trong tình yêu, Phùng Quán cũng “quyết liệt” như từng tuyên ngôn về sứ mệnh Đi trọn đời trên con đường chân thật của nhà văn. Đặc biệt, dù Trăng hoàng cung có thể gọi là một chuyện… “ngoại tình”, thi sĩ vẫn tỏ ra là người chung thủy trong tình yêu cũng như trong con đường sáng tạo của mình.

Nguyễn Khắc Phê

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?