Xem sách hay

Tuyển Tập Truyện Lịch Sử Hoài Anh – Quyển 4: Hưng Đạo Vương Và Những Truyện Khác (Tiểu Thuyết Lịch Sử)

Mua ở đâu?
Hoài Anh

Hoài Anh

 …Sáu mươi chín tuổi rồi, Hoài Anh vẫn còn đang viết không ngưng nghỉ. Ngọn lửa sống trong  ông còn mãnh liệt lắm, bởi vì ông sống lặng lẽ, chỉ ham sáng tạo, không màng danh lợi. Ông chân thật với bạn bè, ưu ái người viết trẻ, và rất chịu đọc văn của người khác. Văn chương ông trong sáng, giàu hình ảnh, giàu vốn sống; ngôn ngữ trong tác phẩm của ông chứng tỏ ông rất chịu đi, chịu học ngôn ngữ từng địa phương. Có nhiều người hỏi tôi “Cái ông Hoài Anh lủ khủ lù khù kia thế mà sao viết khoẻ, viết dữ dội vậy?”  Tôi đáp: Ông viết được như thế là nhờ tình yêu! Ông yêu đời, yêu nghề như yêu chính cuộc đời mình. Ông có trí nhớ tuyệt vời, do bẩm sinh, tất nhiên, nhưng tôi cho rằng chủ yếu cũng là nhờ tình yêu nghề…

Nội dung “Hưng Đạo Vương Và Những Truyện Khác”
Quân Nguyên sang đánh nước ta lần thứ hai, thấy thế địch mạnh, Hưng Đạo Vương rút quân về Vạn Kiếp, Hưng Đạo Vương lại đưa Thái Thượng Hoàng và vua Trùng Hưng (tức Nhân Tông) rút về Thanh Hoá. Tại Thanh Hoá, Hưng Đạo Vương đứng hầu hai vua thường mang cây gậy đầu bịt mũi sắt nhọn để tiện leo núi. Thấy có người nghi ngờ là Hưng Đạo Vương có thể hại vua để trả mối thù của cha là Trần Liễu, giành lại ngôi vua về tay ngành trưởng. Hưng Đạo Vương đã rút mũi sắt nhọn để dẹp mối nghi ngờ. Việc làm đó cổ vũ mọi người, dồn tất cả ý chí và sức lực vào tiêu diệt quân giặc. Hưng Đạo Vương tổ chức phản công giải phóng Kinh đô Thăng Long, đuổi sạch quân xâm lược, non sông vững tựu âu vàng.

Sau truyện Hưng Đạo Vương là các truyện khác, khắc hoạ sinh động những anh hùng dân tộc, danh nhân đất Việt: Phùng Hưng, Nguyễn Thuyên, Thái Thuận, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Cầu, Lê Hữu Trác, Nguyễn Du, Hoàng Diệu,…Cuối cùng là truyện “Phố Sử” viết về 12 ngày đêm chiến thắng B52 của đế quốc Mỹ trên bầu trời Hà Nội, Hoài Anh tỏ ra rất rành nghề khi viết tiểu thuyết, sắc sảo khi làm truyện ngắn. Tác giả khắc hoạ tính cách của từng nhân vật tập trung vào những khoảnh khắc của lịch sử mà nhân vật phải lựa chọn cách suy nghĩ, hành động để trở thành người chính nghĩa, hữu ích cho dân tộc, có công với dân với nước.

Thời Trần là thời đại oanh liệt của lịch sử nước ta. Đời Trần, người trong họ lấy lẫn nhau, nay tái hiện thời ấy, ắt không thể né tránh vấn đề luân lý ! Tác giả cho rằng khó thể hiện trong tiểu thuyết những nhân vật như: Trần Thị Dung là chị con nhà bác lyấ em là Trần Thủ Độ. Trần Hưng Đạo lấy Thiên Thành Công chúa là cháu lấy cô ruột. Trinh Quận công cúa con gái Trần Hưng Đạo lấy Trần Nhân Tông là chị con nhà bác lấy em. Trần Thủ Độ bắt Trần Cảnh phải lấy Thuận Thiên Công Chúa khi đo đã có mang với Trần Liễu, đẻ ra con là Trần Quốc Khang, nhưng sau đó lại không được lập làm vua mà lập con ruột là Trần Hoảng (tức Trần Nhân Tông),… Những chuyện thật của lịch sử như thế rất khó viết. Bởi khi viết tiểu thuyết lịch sử, đã có hư cấu thế nào chăng nữa thì cũng phải trung thành với sự thật lịch sử chứ không xuyên tạc lịch sử!

Mời bạn đón đọc.


Tuyển Tập Truyện Lịch Sử Hoài Anh – Quyển 4: Hưng Đạo Vương Và Những Truyện Khác
Thứ Sáu, 06/10/2006)

Nhà thơ đi bộ và tuyển tập 16 cuốn truyện lịch sử VN
TT – Nhà thơ đó là Hoài Anh, một người cả đời không thể tự lái một chiếc xe dù là xe đạp, mà chỉ cuốc bộ. Lặng lẽ, bền bỉ, trong khoảng 50 năm cầm bút thì có hơn 30 năm Hoài Anh viết truyện lịch sử.

Với vốn Hán – Nôm và tiếng Pháp khá giỏi, cộng với việc có thể đọc thông thạo nhiều ngoại ngữ khác, Hoài Anh là một số trong ít nhà văn VN tinh thông sử Việt với sự chắc chắn cùng kiến văn rộng rãi.

Trong 16 cuốn truyện lịch sử VN (vừa được NXB Văn Học ấn hành, tháng 9-2006) thì có hai tập truyện, còn lại là các tập tiểu thuyết. Bắt đầu từ thời Hai Bà Trưng với tiểu thuyết Mê Linh tụ nghĩa, Hoài Anh đã tái hiện chân dung, thân phận những người phụ nữ những năm đầu thế kỷ thứ I của nước ta.

Viết chi tiết, sinh động, tái hiện không khí lịch sử cùng phong hóa dân tộc qua mỗi thời kỳ một cách tinh tế. Đó là thế mạnh của Hoài Anh thể hiện qua tiểu thuyết lịch sử. Tiếp theo Mê Linh tụ nghĩa là các tập sách: Tấm long bào, Như Nguyệt, Ngựa ông đã về, Đất Thang Mộc I, II, Lời thề lửa, Mưu sĩ của Quang Trung: Trần Văn Kỷ, Vua Minh Mạng, Chiến lũy Tháp Mười, Nguyễn Thông vọng mai đình.

Hoài Anh cho biết ông còn dăm cuốn tiểu thuyết lịch sử đang viết, chuẩn bị in. Những cuốn tiểu thuyết lịch sử sẽ là những tác phẩm cuối cùng trong đời văn của ông, mặc dù Hoài Anh luôn “thú nhận” thể loại ông thích nhất vẫn là thơ.

“Nhưng không sao cả, tiểu thuyết là thể loại có khả năng dung chứa tất cả: thơ ca, khảo cứu, phê bình, tiểu luận… Thêm nữa, tiểu thuyết chuyển tải tốt nhất cảm giác sống, những trăn trở nhân tình thế thái, mà càng sống lâu con người ta càng thấm…” – Hoài Anh tâm sự.

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Sơn Vương – Nhà Văn, Người Tù Thế Kỉ

(Thứ Sáu, 13/07/2007)
Sơn Vương – nhà văn, người tù thế kỷ

TT – Sơn Vương – Trương Văn Thoại (1908-1987) sống gần trọn thế kỷ 20, là nhà văn mà cũng là một tướng cướp, một nhà điều hành việc nước tại quần đảo Côn Sơn (Anh Ninh quần đảo – do ông đề nghị đặt tên và được chính quyền cách mạng hồi năm 1945 chuẩn y) từ năm 1945-1946, một người bạn chí cốt của trung tướng Nguyễn Bình (1908-1951). Ông là người tù thế kỷ với bản án 79 năm khổ sai biệt xứ tại Côn Đảo.

Sơn Vương xuất hiện rất sớm trên văn đàn Việt Nam, ngay từ 1926-1928, khi mà văn xuôi quốc ngữ còn trong trứng nước – rồi tuyệt tích giang hồ gần 70 năm (1928-2007). Nay, với tác phẩm này, ông “tái xuất” với những trang văn hiện thực phê phán đáng trân trọng.

Hai tập, với 1.800 trang in, bộ sách gồm: giới thiệu thân thế, sự nghiệp, tác phẩm Sơn Vương. Kế đó là các tiểu thuyết, tự sự, hồi ký với hơn 30 tác phẩm lớn nhỏ được nhà văn Sơn Vương viết và xuất bản từ năm 1928 tại Sài Gòn, cùng hai tập ký. Thứ nhất là Máu hòa nước mắt I: tóm lược các việc xảy ra ở Côn Đảo ngày 12-12-1945 đến ngày 18-4-1946 cùng các sở tù từ Sài Gòn, Hà Tiên, Phú Quốc, Bù Sặt (Campuchia), Côn Đảo, Chí Hòa. Tập thứ hai là Quần đảo Côn Sơn – Máu hòa nước mắt II: khảo về địa lý, sự tích, thắng cảnh, “địa ngục trần gian”. Đồng thời cũng viết về một số tù nhân là các nhà yêu nước như Nguyễn An Ninh, Tôn Đức Thắng, Lê Hồng Phong, Trần Huy Liệu, Nguyễn Bình. Tất nhiên, thông qua đó tác giả tái hiện chính cuộc đời cay đắng, gian truân, nhục nhã mà lắm lúc quang vinh của người tù – nhà văn Sơn Vương.

Viết về cuộc đời và tác phẩm Sơn Vương, nhà văn Bằng Giang (1922-2000) cho rằng: “Ở Pháp, Henri Chariere, bị tù oan trong 11 năm (1922-2000) kể chuyện tù và những lần vượt ngục trong quyển Papillon (1970) ăn khách một thời ở Pháp cũng như ở Sài Gòn trước đây có lẽ vì chuyện kể hấp dẫn. Về mặt này cuốn hồi ký Máu hòa nước mắt cũng có thừa, nhưng nó còn ghi lại một số hình ảnh rõ nét vài vụ việc cụ thể có giá trị lịch sử”.

Có những ngôi sao mau chói sáng rồi mau tàn. Có những hạt trân châu bị lớp bụi thời gian phủ dày. Xóa bỏ lớp bụi thời gian để châu về hợp phố! Những nhà văn như Sơn Vương xứng đáng lưu dấu ấn

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?