Truyện Thơ Ngụ Ngôn Việt Nam:
Cuộc sống con người từ ngàn xưa vốn phong phú, phức tạp và biến hoá khôn lường: “thăng, trầm, phúc hoạ…. rối bời lắm thay”. Trong Truyện thơ ngụ ngôn Việt Nam, tác giả dân gian đã nghiền ngẫm nghĩ suy để đúc kết ra những bài học trong quan hệ ứng xử ở đời.
Luận về con cò và con trai, dân gian nhận định: cò, trai giành nhau, chỉ có người đánh cá được lợi: ” ở đời không nhường nhịn là toi. Cò, trai hai gã đều tồi”. Ông, cha ta xưa đề cao đạo đức trí nghĩa, vì “Mang lòng gian, mơ ước, sao thành”.
Câu chuyện nổi tiếng Ôm cây đợi thỏ đã được chuyển thể khá đạt trong bài “Sao thỏ không đến nữa”.
Phê phán tệ sùng bái, lối sống chạy theo đồng tiền: “Nhiều tiền nói ngắn thành dài. Mua tiên cũng được, lên trời cũng xong”….
Có lẽ chuyện thế thái nhân tình là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong 119 Truyện thơ ngụ ngôn Việt Nam. Truyện “Khôn và dại” đã khép lại, khi mà thế sự đua nhau nói dại khôn. Biết ai là dại, biết ai là khôn. Khôn nghề cờ bạc là khôn dại. Dại chốn văn chương là dại khôn. Mấy kẻ không đều có dại. Làm người có dại mới nên khôn. Cái khôn ai cũng khôn là thế. Mới biết trần gian kẻ dại không”.
Truyện thơ ngụ ngôn Việt Nam như là những lời thủ thỉ tâm tình nhẹ nhàng mà sâu sắc nhắn nhủ tới lớp lớp các thế hệ người đọc hôm nay và mai sau.
Mục lục:
Lời nói đầu
Phần thứ nhất
Miếng ăn đến miệng
Chàng Pơtít xây nhà
Chàng Pơtít chở hàng
Chàng Pơtít đánh chuột
Chàng Pơtít ngẫm nghĩ sự đời
Chàng Pơtít thửa giày
Thương mẹ già yếu
Luận về con cò và con trai
……..
Phần thứ hai
Cây cỏ và cây thông
Thư gửi về cho vợ
Thi chọn con dâu
Ông lão và quan toà
Chuyện nhầm ngày xưa
Ông thánh và cậu bé
Tiên sinh và chó sói
Ông già mù và lão lang bợm
Nông nổi
………
Phần thứ ba
Câu chuyện tiết hàn thực 127
Hạt mưa rơi
Đá
Hoa
Đất
Tiếng Bạch đàn
Biết dại là khôn
Nhớ về cội nguồn
Ước gì
Đòn đau nhớ đời
…….
Phần thứ tư
Bài ca dạy con
Ngụ ngôn trong chăm ngôn
Ngụ ngôn trong câu cách ngôn dạy con
Cách cư xử ở đời
Con khỉ đòi làm người
Con trâu và chim hoạ mi
Con thỏ
Tổ chim
Tát nước
……
Mời bạn đón đọc.