Nguyễn Du (1766 – 1820) là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn, được người Việt kính trọng tôn xưng là “Đại thi hào dân tộc”. Ông là nhà thơ có học vấn uyên bác, đặc biệt có tài làm thơ bằng chữ Nôm, mà đỉnh cao là Truyện Kiều. Trong thơ Nguyễn Du luôn luôn vang lên âm thanh, bừng lên màu sắc của sự sống, hằn lên những đường nét sắc cạnh của bức tranh hiện thực đa dạng. Và giữa những âm thanh, màu sắc, đường nét vô cùng phong phú đó, Nguyễn Du hiện ra: vừa dạt dào yêu thương, vừa bừng bừng căm giận. Đây là chỗ đặc sắc và cũng là chỗ tích cực nhất trong nghệ thuật của Nguyễn Du. Từ thơ chữ Hán đến Truyện Kiều, nó tạo nên các sức sống kỳ lạ ở hầu hết các tác phẩm của ông.
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau…”
Mời bạn đón đọc.