Bộ sách nhiều tập về các lĩnh vực: Văn học, âm nhạc, kiến trúc, mỹ thuật… được Báo Sài Gòn Giải Phóng tập hợp tư liệu từ các bài viết trong 30 năm qua. ” Trò chuyện với 100 ca sĩ, nhạc sĩ Việt Nam” là tuyển tập thứ 2 của bộ sách này. Ngoài chân dung của các nhạc sĩ, ca sĩ Việt Nam bạn đọc còn có dịp gặp lại những trang viết của các cây bút, trang báo, cộng tác viên quen thuộc của Báo Sài Gòn Giải Phóng. Hy vọng, các tuyển tập này sẽ là những bộ sách thú vị cho các tủ sách gia đình, là tài liệu tham khảo bổ ích cho bạn đọc.
Mời bạn đón đọc.
Cuộc trò chuyện với 200 văn nghệ sĩ
TT – Các bài viết tuyển từ trang báo Sài Gòn Giải Phóng với các cây bút quen thuộc vừa ra mắt bạn đọc bằng hai ấn phẩm Trò chuyện với 100 ca sĩ nhạc sĩ Việt Nam và Trò chuyện với 100 nhà văn Việt Nam. Đây là hai tựa đầu tiên của kế hoạch thực hiện tủ sách truyền thống Sài Gòn như một cách nhìn trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ suốt 30 năm qua.
LAM ĐIỀN – TRUNG SƠN
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
(Thứ Sáu, 28/03/2008)
Từ góc nhìn khác biệt
Lướt qua cuốn sách hơn 250 trang, hẳn bạn đọc sẽ ngạc nhiên vì bắt gặp liên tiếp những hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ, ký hiệu, bảng thống kê, công thức toán học…
Chưa hết, các chương trong cuốn sách cũng được đánh số theo một thứ tự khác thường: bắt đầu là 2, rồi tiếp tục với 3, 5, 7, 11, 13, 17… Nhưng đây là một cuốn tiểu thuyết trinh thám, hơn thế, một cuốn tiểu thuyết trinh thám hấp dẫn, lôi cuốn từ đầu đến cuối.
Gọi là “tiểu thuyết trinh thám” vì cậu bé Christopher – nhân vật chính trong cuốn sách – không thích viết “tiểu thuyết bình thường”. Bắt đầu từ cái chết thê thảm của con chó Wellington bên nhà hàng xóm mà cậu quyết định tiến hành cuộc điều tra. Cậu muốn kể lại quá trình điều tra của cậu bằng cách viết một cuốn sách – cuốn tiểu thuyết trinh thám.
Nhưng Christopher vốn mắc bệnh tự kỷ. Cậu không hiểu nổi những hình vẽ biểu đạt trạng thái tình cảm trên nét mặt người – điều mà bất kỳ đứa trẻ bình thường nào cũng hiểu. Cậu rất sợ người khác đụng vào mình, cho dù đó là cử chỉ thân ái hay âu yếm. Cậu ghét màu vàng và màu nâu. Trong hộp đựng thức ăn đặc biệt của cậu luôn có lọ phẩm đỏ để làm đổi màu những món ăn vàng – nâu đáng ghét đó… Tóm lại, Christopher là một cậu bé “đặc biệt”. Người “đặc biệt” thì có lý do để vẽ trong khi viết tiểu thuyết, và đánh số chương sách bằng các số nguyên tố yêu thích của mình.
Trong quá trình điều tra về cái chết thảm của con chó, Christopher đã lần lượt phát hiện nhiều chuyện động trời, những sự thật tàn nhẫn…
Mark Haddon – nhà văn Anh, tác giả cuốn sách – làm ra vẻ như không can dự vào tác phẩm của mình. Ông ẩn mình trong vai Christopher, nhìn nhận và đánh giá các sự kiện bằng con mắt và tâm hồn của một đứa trẻ khuyết tật. Chính điều đó đã khiến câu chuyện trở nên chân thực đến tận cùng, vẻ như ngây thơ nhưng chứa đầy sự hài hước thâm thúy.
Không có một góc nhìn mới, khác; người ta khó có thể phát hiện những điều xấu, ác, tật bệnh ở những con người bình thường đang sống theo quán tính nhan nhản xung quanh ta. Và, chỉ khi nào con người biết tôn trọng mọi sự khác biệt thì thế giới mới trở nên hoàn hảo.
Trần Đức Tiến
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn