Xem sách hay

Trăng Hoàng Cung

Mua ở đâu?
Phùng Quán

Phùng Quán

Trăng Hoàng Cung Và Phùng Quán Viết “Trăng Hoàng Cung”:
Phùng Quán (1932-1995) là một trong những nhà văn Việt Nam nửa cuối thế kỷ 20 được nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến và trân trọng. Trong những tác phẩm của ông, ai đã từng đọc và yêu mến bộ ba của tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội”, thì không thể không biết đến tiểu thuyết tình 13 chương “Trăng hoàng cung”, bởi đó chính là một phần đời tiếp theo của tác giả. Có thể nói đây là một tiểu thuyết hoàn chỉnh, trọn vẹn và độc đáo. Vì vậy, nó có thể đứng một cách hoàn toàn độc lập. Trong lần xuất bản này, tập sách được in kèm hồi ức “Phùng Quán viết Trăng hoàng cung” của nhà văn Hà Khánh Linh. Hy vọng rằng qua đây bạn đọc sẽ biết được xuất xứ của mỗi bài thơ và hiểu sâu sắc hơn về ” Trăng hoàng cung”. Đặc biệt qua đó người đọc sẽ hiểu được thế nào là lao động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.

“Có lẽ đây là tập thơ hay nhất và kỳ lạ nhất của Phùng Quán. Ở tập thơ này, anh kết hợp văn xuôi với thơ. Văn xuôi vừa như lời dẫn dụ vào thơ, nhưng đồng thời lại cũng chính là thơ với nhiều chi tiết, tâm trạng và quan niệm được chắc lọc từ cuộc đời đầy từng trải và cay đắng của anh”   Nguyễn Trọng Tạo Trích ” Một đời lao lực, Một đời cay cực, Một đời thơ……”
” Có nhà nghiên cứu cho rằng Trăng Hoàng Cung là ” thơ văn xuôi” (Poème en prose), ” thơ tự do “.
Thể tài “kỳ cục” (họ Phùng tư giễu) nhưng hình thái kỳ cục ấy lại có khả năng chứa đựng một nội dung thơ – kỳ – diệu không chỉ trong những bài thơ tình xen kẽ mà tồn tại cả ở những trang viết có cấu trúc ngôn ngữ hoàn toàn văn xuôi – tất nhiên chan chứa ý vị thơ “. Văn Tâm Trích ” Mấy nét về cuộc đời và thơ Phùng Quán “

Mục lục:
Lời nhà xuất bản
Phần I: Trăng Hoàng Cung – Phùng Quán
Khai từ
Chương 1: Tôi chỉ viết trên giấy có kẻ dòng
Chương 2: Cảm tạ
Chương 3: Trái thơ
Chương 4: Chán chộ
Chương 5: Mưa Huế
Chương 6: Nắng Cố đô
Chương 7: Trăng Hoàng Cung
Chương 8: Đợi chờ
Chương 9: Không đề
Chương 10: Trái bí xanh
Chương 11: Lời van xin
Chương 12: Tôi khóc
Chương 13: Tình tuyệt vọng
Hậu từ
Phần II: Phùng Quán viết Trăng Hoàng Cung – Hà Khánh Linh
Phần III: Phụ lục
Chống than ô lãng phí – Phùng Quán
Lời mẹ dặn -Phùng Quán
Bút tích một số bài thơ trong tiểu thuyết “Trăng Hoàng Cung”của Phùng Quán
Thay lời bạt – Đọc ” Trăng Hoàng Cung ” & ” Phùng Quán viết Trăng Hoàng Cung ” nghĩ về lao động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn – Nguyễn Thanh Trà.

Mời các bạn đón đọc.


Trăng Hoàng Cung

(Ngày 07/07/2007)

Thêm một “bí ẩn” của Phùng Quán được giải mã

TT – Trong thế giới văn nghệ thường có những “bí ẩn” mà nhiều năm sau vẫn thực – hư không tường. Như ai mới thật là người yêu của Hàn Mặc Tử? “T.T.Kh.” thật ra là ai?…

Những năm gần đây, nhân vật “Em” trong Trăng hoàng cung – tiểu thuyết tình 13 chương của Phùng Quán là một cô gái Huế nào đó có thật hay chỉ là “nàng thơ” tưởng tượng của thi sĩ?

Cô gái Huế ấy là ai mà đến nỗi Phùng Quán sau “Một đời lao lực /Một đời cay cực…” (chương 7), khi đã ngoài 50 tuổi, vẫn bị “tiếng sét” ái tình thu mất hồn vía, ngày đêm bám theo nàng đến nỗi khi nàng tức giận không muốn cho anh ngồi lâu thì tôi xin đứng/Cùng với cây chổi em dựng ở xó nhà…/Đứng trong xó nhà cũng không được đứng/ Thì tôi xin ra đứng trước hiên…; vẫn không được thì xin ra ngoài ngõ, rồi ra đầu đường; không được nữa thì “… xin chết/Nhưng tôi không nói lời vĩnh biệt/Vì tôi tin tôi sẽ hồi sinh…” (chương 13).

Ngay từ câu kết chương 2, tác giả cũng đã thốt lên: Cảm tạ em/Tôi đã hồi sinh…

Một số độc giả có thể đã đọc Trăng hoàng cung trong tập Thơ Phùng Quán (NXB Hội Nhà Văn, 1995) hoặc trong tập Nhớ Phùng Quán (NXB Trẻ, 2003). Lần này, tiểu thuyết tình hiện ra như mới, lộng lẫy và sâu thẳm hơn, không chỉ nhờ có thêm những minh họa đẹp của họa sĩ Đinh Cường và những bức ảnh của Phạm Bá Thịnh, mà chính nhờ từng trang sách còn được chiếu rọi, óng ánh qua hồi ức “Phùng Quán viết Trăng hoàng cung” của nhà văn Hà Khánh Linh (tác giả của Thúy và nhiều tiểu thuyết khác).

Mấy năm trước, khi thấy rất nhiều văn hữu viết về Phùng Quán (sau tập hợp thành cuốn Nhớ Phùng Quán), Hà Khánh Linh, với nụ cười khá điệu đàng và cặp mắt lim dim (Nắng cố đô nàng cười dim mắt/Ôi nụ cười nghiêng thành cổ hoàng cung – chương 6), bảo: “Linh chưa viết nhưng rồi sẽ có lúc…”.

Cho đến hôm nay, với tình thương yêu và quí trọng nhà văn – chiến sĩ – đồng hương vừa được tặng Giải thưởng Nhà nước, bằng những trang hồi ức chân thật, xúc động, chi tiết đến từng ngày, từng giờ những lần gặp Phùng Quán trong thời gian ông viết Trăng hoàng cung ở Huế, Hà Khánh Linh không chỉ đã giải mã bí ẩn “cô gái Huế trong Trăng hoàng cung là ai” mà còn giúp chúng ta có thêm một chân dung “cận cảnh” của Phùng Quán.

Cuộc gặp gỡ thân thiết giữa bộ ba Phùng Quán – Vũ Bội Trâm – Hà Khánh Linh về sau làm cho tác phẩm quả là một chuyện tình lãng mạn và thật đẹp.

Trong tình yêu, Phùng Quán cũng “quyết liệt” như từng tuyên ngôn về sứ mệnh Đi trọn đời trên con đường chân thật của nhà văn. Đặc biệt, dù Trăng hoàng cung có thể gọi là một chuyện… “ngoại tình”, thi sĩ vẫn tỏ ra là người chung thủy trong tình yêu cũng như trong con đường sáng tạo của mình.

Nguyễn Khắc Phê

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Ký Ức Không Quên – Cái Nhìn Của Một Nhà Báo Mỹ Về Những Cuộc Ném Bom Ở Việt Nam

(Chủ nhật, 04/05/2008)

Chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm nhưng dư âm và hậu quả của nó vẫn còn đọng lại trên mảnh đất và con người Việt Nam. Sự thật khốc liệt của lịch sử vẫn luôn ám ảnh trong những hồi ký, những tác phẩm về chiến tranh. Sau 35 năm, nhà báo Mỹ Jonathan Schell đã trở lại Việt Nam với cái nhìn sắc sảo, khách quan, tường tận và đầy tính nhân bản qua cuốn sách Ký ức không quên…

Nỗi ám ảnh và niềm kính phục

Trong phần mở đầu cuốn sách, nhà báo Jonathan Schell – tác giả hàng chục cuốn sách về chiến tranh đã thổ lộ: “Trong cuốn sách này, tôi không tập trung viết về những người lính trong quân đội Mỹ. Tôi viết về một phần giới hạn của cuộc chiến, viết về sự hủy diệt do quân đội Mỹ gây ra như tôi đã tận mắt nhìn thấy ở miền Nam Việt Nam. Tất cả người Mỹ chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh này, chứ không phải chỉ các binh sĩ cầm súng”.

Là một nhà báo, năm 1967 Jonathan Schell đã có dịp đi cùng các đơn vị lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam trong nhiều tuần lễ, đã tận mắt nhìn thấy và bị ám ảnh về những cuộc ném bom tàn khốc và hành động tàn sát vô tội vạ của quân đội Mỹ đối với thường dân Việt Nam. Ông gọi đó là sự hủy diệt “đến mức tận cùng, không thể nào cứu chữa được”:

“… Những khung nhà đen xì thoáng hiện ra trong ngọn lửa da cam rực sáng rồi sụp đổ. Cả ba lần máy bay bắn phá mục tiêu đều nhằm vào những đám rẫy và những ngôi nhà còn sót lại…… Nhiều khoảnh ruộng giờ đây chỉ còn là những hố bom, những cánh rừng trên sườn đồi đã ngả màu đen kịt và lồi lõm.. bom đã tiêu hủy rừng cây và để lại những hố bom cái nọ chồng lên cái kia… Trong khi mở các cuộc hành quân tàn phá các làng mạc, quân Mỹ đã giết chết rất nhiều thường dân…”.

Bên cạnh nỗi ám ảnh về tội ác, qua những trang sách, người đọc cũng cảm nhận được sự thán phục của tác giả về sự can đảm, quật cường của nhân dân Việt Nam dưới ngòi bút tinh tế và chân thực của tác giả:

“Khi lực lượng tấn công đã đến gần, một người đàn bà vẫn tiếp tục công việc thu nhặt cái gì đó và ôm vào hai cánh tay… Một người đàn ông đứng dưới nước ngập đến đầu gối đang chuẩn bị mọi thứ để ra khơi bên cạnh chiếc thuyền đánh cá, anh ta cũng chẳng ngừng tay, chỉ liếc mắt nhìn lên một thoáng…… Tất cả bọn trẻ trên năm, sáu tuổi cũng im lặng chăm chỉ làm công việc của mình mà không chờ cha mẹ bảo…”

… Và sự thức tỉnh

Với một cái nhìn tỉnh táo và khách quan, Jonathan Schell cũng có những cảm nhận đau đớn cho những người lính Mỹ tham gia cuộc chiến và cho cả nước Mỹ: “Khi nói chuyện với những lính Mỹ chiến đấu ở Việt Nam, tôi luôn cảm thấy đau buồn về những điều người ta ra lệnh cho họ làm và về những điều họ đã làm. Mặt khác, tôi không thể quên được sự thật là những người lính ấy cho rằng họ phải thực thi nhiệm vụ, rằng không có sự lựa chọn nào khác…”.

Và nỗi day dứt ấy đã được tác giả ghi lại trực tiếp từ một người lính Mỹ: “Khi về Mỹ, tôi sẽ tự co mình lại và không hé răng. Mọi sự việc ở đây tàn bạo quá mức, nên sẽ chẳng có ai tin lời tôi đâu…”

Chiến tranh là tàn khốc và phi nghĩa, không chỉ đối với nạn nhân mà còn đối với kẻ gây chiến. Điều này một lần nữa được khẳng định trong tác phẩm của Jonathan Schell, như một tiếng nói cho hòa bình và lòng nhân ái.

VIỆT HÀ

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?