Trong những câu chuyện vừa hiện thực vừa huyền ảo của Nguyễn Hiệp, bao giờ cũng lấp lánh ánh sáng nhân văn thiền định để con người an ủi lấy. Xuyên suốt là thông điệp “Bị ám bởi cái Đẹp, con người sẽ trở nên rất người”. Vì vậy mà, “Với hoa vũ trụ nở” còn chúng ta – người đọc của anh thì, “Nhìn từ vũ trụ sáng”.
“… Ông viết ông gởi các nơi mà ông biết được, có đơn Ông còn viết cả câu: “lấy cái… tinh thần là chính”. Các cánh cửa vẫn lặng im. Chồng đơn dày lên. Viện kiểm sát huyện đã thụ lý hồ sơ . Ông cuộn người chờ. Toà án đã xử. Thất bại, ông khiếu kiện lên cấp trên. Lại hy vọng. Lại chờ. Kết quả y án. Ông vẫn tiếp tục viết đơn, lành với Bút ông quyết không lành với ma. Báo chí lên tiếng. Dân chúng bức xúc, sẵn sàng làm chứng bênh vực ông già.
Toà án cấp trên nữa đã xử. Nội dung bản án phúc thẩm: y án. Ông như chiếc lá rụng khỏi thân cây hy vọng. Nghe đâu cô ta có người bà con làm chức quan cao lắm nên quan cấp dưới né tránh, sợ mất ghế.
Ông vẫn tiếp tục viết nhưng không gửi đi đâu nữa, ông viết theo quán tính, thói quen, phản xạ có điều kiện, như sự tiết nước miếng của con chó trong thí nghiệm, dịch vị của chó bình thường mỗi phút tiết ra hai mươi lăm giọt, ông “tiết” ra mỗi phút cả trăm từ. Mỗi khi vớ được cây bút, mảnh giấy là ông viết, viết hăng như con chó trong phòng thí nghiệm nghe tiếng chân người bê thức ăn mà số giọt dịch vị tăng lên cả trăm cả ngàn. Ông cần viết như cần thở, cần ăn, cần thức, cần ngủ cho đủ đầy một kiếp trần ai. Ông cần “lấy cái.. tinh thần” như vặn một thứ dây có cho những ngày sống cuối đời, cho chút hơi thở tà dương còn mang ý nghĩa.
Hạnh phúc có thật trong lòng ông già râu trắng khi ông phát hiện con mắt sau lưng của mình còn nhìn thấy được cả quá khứ. Ông nhắm hai mắt trên khuôn mắt của mình lài không nhìn phía trước nữa để tập trung cho cái nhìn từ sau lưng. Bao nhiêu năm tháng ông khao khát nhìn lại được nụ cười của vợ ông không ngờ bây giờ điều mơ ước ấy đã thành hiện thực. Nhưng tức chết là cứ mỗi lần hình ảnh nụ cười của vợ ông hiện lên là hình ảnh cái “thằng bố” rách rưới ấy cũng hiện lên cùng lúc. Ông thấy như in cái ngày đầu tiên “thằng bố” rách rưới ấy bưng đến cho cợ chồng ông dĩa bắp luộc lốc khói, loại bắp nếp hột nhỏ ấy sao mà thơm ngon. “Mệ ăn đi kẻo nguội”, “thằng bố” ấy nhìn vợ ông trìu mến mà nói như vậy, chả lẽ lời ấy, thái độ ấy lại của kẻ giả dối, kẻ mưu đồ ư? Ông cũng nhớ như in chính “Thằng bố” Lê Văn… ấy khom vai một đầu võng cùng ông lụi hụi chạy đến bệnh viện trong đêm khi bà vợ ông bị mấy viên soải bàng quang hành cho đau xé người ngất lên ngất xuống. Thương cảm vậy đó nên vợ chồng ông mới gọi “thằng bố” ấy đến cho mấy thước đất phía tây. Chính bà vợ ông lận lưng quần ra, mở hai lớp kim băng, lấy đưa cho “thằng bố” ấy chiếc nhẫn dành dụm cắc củm mộ đời để cho con trai của mình cưới vợ. “Phận em nó ngắn ngủi, con cầm chiếc nhẫn này mua lá mua cây làm nhà, có cái mà đụt mưa đụt nắng với người ta, con à”. Vợ ông là người như vậy, bà ấy sống tốt với mọi người cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay.
Ông bần thần ngồi hồi lâu, chợt cái buổi rưa nghiệt ngã ấy hiện ra mồn một, cái buổi trưa mà chỉ cần gợn lên trong đầu ông đã rùng mình…” (Trích đoạn trần gian nhìn từ sau lưng).
Mục lục:
Gai sen
Núi hiện
Dứt dây
Huyết Nhân Ngải
T & P
Luỹ báo
Hồn cát
Cái quẹt tim gòn
Trần gian nhìn từ sau lưng
Mời bạn đón đọc.