Trong tập 7 của TỔNG TẬP TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM 1945 – 2005, người đọc sẽ gặp gỡ “hai thế hệ” nhà văn. Đó là Bùi Hiển (Kỷ niệm về người con đi xa), Tô Hoài (Chiếc áo “xường xám” màu hoa đào), Vũ Tú Nam (Mùa xuân – Tiếng chim), Hàn Thế Khương (Về miền biên giới), Nguyễn Kiên (Trái cam trong lòng tay)… và tiếp đến là Triệu Xuân (Nỗi đau), Hồ Anh Thái (Chợ), Dạ Ngân (Nhìn từ phía khác), Võ Thị Xuân Hà (Ngôi sao chiếu mệnh)… Ngoài việc giới thiệu truyện ngắn của mình, các tác giả còn cung cấp một số tư liệu về đôi nét sơ lược về tiểu sử, xuất xứ và ý đồ gửi gắm khi tạo nên “những đứa con tinh thần” của mình.
Khi đọc tác phẩm, chúng ta phần nào hiểu được quan niệm, cách thức nhìn nhận cuộc sống của tác giả.
MỤC LỤC
Bùi Hiển – Kỷ niệm về con người đi xa
Tô Hoài – Chiếc áo “xường xám”màu hoa đào
Vũ Tú Nam – Mùa xuân – Tiếng chim
Phạm Trung Khâu – Tiếng vạc sành
Hàn Thế Khương – Về miền biên giới
Lê Thanh Nga – Lá vàng
Hà Khánh Linh – Người tải vàng lên núi
Phạm Việt Long – Âm bản
Trần Hữu Lục – Đôi mắt một thời
Phù Ninh – Tết cữ gió
Lê Nguyên Ngữ – Mom sông bóng núi
Hoàng Đình Quang – Tính cách
Kiều Vượng – Một đêm ở cổng trời
Hồng Duệ – Từ hai đầu thành phố
Lê Bầu – Độc hành
Nguyễn Kiên – Trái cam trong lòng tay
Kim Bằng – Cây thiên tuế trổ bông
Trần Hoài Dương – Cuộc phiêu lưu của những con chữ
Nguyễn Văn Hoan – Phiên chợ tình cuối cùng
Trần Quang Lộc – Chuyện kể trong mùa lũ
Lê Hoài Nam – Đồng quê gió thổi
Nguyễn Sinh – Một khoảng trời
Triệu Xuân – Nỗi đau
Hồ Anh Thái – Chợ
Dạ Ngân – Nhìn từ phía khác
Hòa Vang – Quyền không điên
Võ Thị Xuân Hà – Ngôi sao chiếu mệnh.
Mời bạn đón đọc.