Những khát vọng về hạnh phúc, những tâm sự cháy bỏng về lẽ sống, ý thức về những ngày hiện tại ở một vùng đất độc đáo, đầy kỷ niệm, đã tạo ra trong ngòi bút của Đỗ Bích Thúy niềm xúc động chân thành, chảy dào dạt lên trang viết. Một vẻ đẹp lãng mạn thấm từ cây cỏ, thiên nhiên vào câu chữ trong trẻo, thể hiện tấm lòng ưu ái, trân trọng của tác giả đối với mỗi con người, mỗi cảnh đời, những phong tục… của một miền đất xinh đẹp. Nhưng hình như bấy nhiêu vẫn chưa đủ chinh phục những bạn đọc khó tính. Bởi vì khó tính nên đôi khi đã có mượt mà, họ lại muốn xô bồ hơn, đã có lãng mạn lại cần suồng sã hơn, đã có trong trẻo lại cần ngầu đục phù sa, bụi bặm hơn, đã có tinh tế họ lại đòi thô ráp, xù xì kia. Ôi! Bạn đọc khó tính. Quả là khó có thể làm vừa lòng họ. Nhưng gì thì gì, nhà văn, chừng mực nào đó phải giống như một thứ quả, cây càng cắm rể sâu trong lòng đất, rễ càng hút nhiều phù sa từ đất đai, quả càng lớn và càng phải trĩu xuống gần đất đai hơn. Có thể xem những truyện ngắn đầu tay này như chùm quả đầu mùa trong sự nghiệp của một cây bút trẻ, một thứ quả lành lặn, thơm thảo, rất cần thiết cho cuộc đời.
“Một không gian đầy hoa lá rừng; có tiếng gà gáy tách te trong bụi rậm, có những dòng suối trong suốt với những viên cuội đỏ, có những chàng trai thổi sáo theo sau các cô gái khoác quẩy tấu xuống chợ; những nồi thắng cố nghi ngút khói trong phiên chợ vùng cao đầy màu sắc; những đêm trăng sóng sánh, huyền ảo; những cụm mần tang mọc trong thung lũng; tiếng đàn môi réo rắt sau bờ đá; lễ hội gầu tào với điệu hát gầu Plềnh mê đắm của những cô gái, chàng trai người Mông trên đỉnh núi…
Khát vọng về hành phúc, những tâm sự cháy bỏng về lẽ sống, ý thức về những ngày hiện tại ở một vùng đất độc đáo, đầy kỷ niệm đã tạo ra trong ngòi bút của Đỗ Bích Thuý niềm xúc động chân thành, chảy dào dạt trên trang viết… Không thể không nghĩ đến một ngày Đỗ Bích Thúy sẽ trở thành cây bút thực sự trưởng thành của văn xuôi Việt Nam hiện đại.” – Nhà phê bình văn học Lê Thành Nghị
“…Vẫn biết mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng đọc Đỗ Bích Thuý có cái gì đó cứ bắt người đọc phải nhớ đến Nguyễn Ngọc Tư: ở hai đầu đất nước, cực Bắc và cực Nam, có hai người đàn bà viết văn cùng thuỷ chung với mảnh đất, với quê hương để tạo nên một không khí văn chương đích thực với mỗi trang viết của mình…” – Nhà báo Đỗ Thu Hà
Mục lục:
Từ truyện ngắn của một người viết trẻ
Tiếng đàn môi sau bờ rào đá
Gió không ngừng thổi
Cái ngưỡng cửa cao
Cạnh bếp có cái muôi gỗ
Con dê bốn mắt
Cột đá treo người
Đá cuội đỏ
Đêm các nổi
Giống như cái cối nước
Hẻm núi
Mần tang mọc trong thung lũng
Mặt trời lên, quả còn rơi xuống
Ngải đắng ở trên núi
Ngựa ngã núi
Những buổi chiều ngang qua cuộc đời
Sải cánh trên cao
Như một con chim nhỏ
Vết chân ngựa trên đường mòn
Thị trấn
Đi qua ngày sang đêm
Ngoài cửa trời chưa sáng
Mời bạn đón đọc.