Sau 22 Tản Mạn, tác giả Võ Chân Cửu đã ra mắt tập sách Theo Dấu Nhà Thơ để phơi bày nguyên do tạo tác và sự xuất hiện của các bài thơ trước năm 1975 ở Sài Gòn và các đô thị miền Nam.
Vẫn với lối viết ẩn dụ, nhiều chỗ mang tính tự sự, người ta thấy Võ Chân Cửu cố gắng lý giải “thơ chết từ đâu” và “hoài niệm xuân xa”. Ở những bài thơ và nhà thơ được nhắc đến sau cột mốc 1975, người đọc thấy rõ niềm tin của tác giả về sức sống mãnh liệt của thơ ca trong ngôi nhà nghệ thuật chung. Sau Bùi Giáng, Cung Trầm Tường, Nguyên Sa, Hoàng Trúc Ly, Du Tử Lê… còn có các cây bút đang tiếp tục làm thơ ở nước ngoài như Vương Từ, Trần Vấn Lệ, Nguyễn Thanh Châu… và các cây bút nữ Nhã Ca, Lý Thuỵ Ý, Ngô Thị Hạnh, Vũ Thanh Hoa…
Có ai đó đã nói: “Nhiều nhà khoa học, triết gia thành đạt vẫn muốn được vinh danh như một nhà thơ”. Điều ấy không có gì lạ, bởi thơ ca là hình thái nghệ thuật đầu tiên khi con người tập diễn tả bằng ngôn ngữ.
Mời bạn đón đọc.