Thân Cò Lặn Lội – Cho Tròn Chữ Hiếu (Tập 1):
“Thế kỷ thứ 17, ở làng Vạn Hà, nay thuộc xã Thiệu Hưng huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hoá, có ông Nguyễn Quán Nho là người nổi tiếng thông mình, tài giỏi, thanh liêm, chính trực. Thân phụ ông Nho mất sớm. Ông Nho nên người đức hạnh là nhờ công lao dạy dỗ của người mẹ. Ông thi đỗ tiến sĩ, trở về làng vinh quy bái tổ, võng lọng rợp trời. Đám rước ông Nghè đã tới đầu làng, nhưng mẹ ông vẫn điềm nhiên vớt bèo. Không phải đón quan tân khoa. Bà vẫn nén lòng không lộ ra vẻ kiêu hãnh, vẫn giữ nếp sống bình dị thường ngày.
Một phụ nữ hấp tấp chạy đến gọi:
– Bà ơi, quan Nghè đã về gần rồi. Bà nghỉ tay, về thay quần áo đi, kẻo chức dịch và quân gia phải đợi.
Bà cụ vẫn ung dung:
– Thế à, nhưng chị cứ để tôi làm nốt đã. Đang dở tay mà! Con tôi nó đỗ ông Nghè, cũng đáng mừng lắm chứ! Nhưng chẳng biết nó còn nhớ cảnh vớt bèo nuôi lợn không?…” (Trích “Đức hiền tại mẫu”).
Mục lục:
Chữ hiếu, một giá trị vĩnh hằng
Người xưa với chữ hiếu
Vu Lan – mùa báo hiếu
Đức hiền tại mẫu
Có người hiền mới gây nổi phong tục đẹp
Gương hiếu thảo toả sáng
Bóng hồng cho những còn mẹ
Người mẹ mù nuôi con thành đạt
Đứa cháu nghèo hiếu thảo
Tôi đã hiểu vì sao
Gương hiếu thảo của thầy giáo Bửu Sơn
Con mong mẹ sống mãi
Những nàng dâu hiếu thảo ở Đại Lộc
Mẹ như thân cò lặn lội
Một đời vì con
…
Tâm sự cùng con cháu
Con cái – điểm tựa hoà thuận của cha mẹ
Tâm sự của một người mẹ
Những cay đắng xót xa của người mẹ già
Thư của mẹ.
Mời bạn đón đọc.