Xem sách hay

Thà Đốt Một Que Diêm

Mua ở đâu?
Quốc Việt

Quốc Việt

Sách gồm các bài phóng sự đã được đăng trên báo Tuổi Trẻ Chủ nhật (Tuổi Trẻ Cuối tuần) của phóng viên báo Tuổi trẻ – Quốc Việt, tập trung ở hai nội dung: Phần 1: Xã hội muôn mặt; Phần 2: Con người và sự kiện. Những đề tài được anh thể hiện dù không mang tính giật gân, câu khách nhưng lại được người đọc đón nhận nồng nhiệt vì qua những bài viết của anh, họ luôn cảm thấy như “được làm một chuyến du lịch đến một vùng đất mới, gặp gỡ những con người mới và sự việc mới”

Mời bạn đón đọc.


Thà Đốt Một Que Diêm

(Thứ Sáu, 13/10/2006)
Đốm lửa sáng

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Phóng Viên Mồ Côi

Nhà văn MẠC CAN:
Nhân vật có phần cuộc sống của tôi
(Ngày 19-07-2007)

“Với tôi, viết lách là một niềm vui. Viết văn là cách để mình cảm nhận cuộc sống. Ở cuối mỗi cuốn sách luôn có một cái gì đó đọng lại trong lòng người đọc. Đó là điều mà người viết tâm đắc”. Chính vì vậy, sau thành công của Tấm ván phóng dao, đầu tháng 7 vừa qua, Phóng viên mồ côi (Nhà Xuất bản Trẻ ấn hành) là quyển tiểu thuyết thứ hai của Mạc Can ra mắt độc giả.

. Phóng viên: Phóng viên mồ côi – tên sách nghe rất lạ…?

– Nhà văn Mạc Can: Nếu chỉ nghe tựa không thôi, hẳn nhiều người sẽ nghĩ đây là câu chuyện về một phóng viên mồ côi theo nghĩa đen. Nhưng thật ra không phải vậy. Từ “mồ côi” nhằm để chỉ những phóng viên hành nghề tự do, không được cấp thẻ, không thuộc biên chế của một tờ báo nào. Cũng giống như nhân vật Trần Điệp trong truyện, anh ta làm báo một cách tự phát. Từ niềm đam mê, anh ta thâm nhập vào mọi ngõ ngách của Sài Gòn rồi trở thành một phóng viên ảnh. Văn chương mà, không nhất thiết phải quá rõ ràng. Phải để độc giả thắc mắc rồi tự đi tìm lời giải đáp.

. Chưa từng làm phóng viên, nhưng trong tác phẩm lại có những chi tiết liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ của nghề báo. Vậy ông lấy nguồn tư liệu nào để có thể xây dựng thành công nhân vật Trần Điệp?

– Với Tấm ván phóng dao, có thể nói tôi dựa trên cuộc đời thật của mình để xây dựng nhân vật. Còn với Phóng viên mồ côi, tôi lấy chất liệu từ cuộc sống. Tôi sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, nên có thể lấy bối cảnh của Sài Gòn trước năm 1975 vào truyện. Riêng về hình ảnh phóng viên Trần Điệp, thật ra là có một phần cuộc sống của tôi trong đó. Trước giải phóng, tôi vẫn thường xuyên biểu diễn ảo thuật trong các quán bar, phòng trà nên có thể dễ dàng miêu tả cuộc sống của Trần Điệp khi còn là nghệ sĩ múa rối. Còn về kỹ thuật chụp ảnh của anh chàng phóng viên cũng một phần là kinh nghiệm của chính tôi. Tôi cũng đã từng là một người đi săn ảnh. Trần Điệp là một phóng viên chuyên chớp đúng khoảnh khắc, vì vậy bản thân tôi phải hiểu thế nào là một bức ảnh đắt giá. Tôi chỉ tái hiện cuộc sống hiện thực của một anh nhà báo không thẻ chứ không đi sâu vào đời sống nhà báo lúc bấy giờ.

. Rất nhiều nhân vật thuộc nhiều giai tầng trước năm 1975 xuất hiện trong tác phẩm, có phải tham vọng của tác giả là muốn tái hiện hiện thực xã hội thời đó?

– Đúng là tác phẩm có quá nhiều nhân vật xuất hiện. Họ thuộc nhiều tầng lớp xã hội, nhưng họ không phải là những người đại diện cho xã hội thời đó. Họ đến ở từng giai đoạn nhất định theo mỗi bước chân lang bạt của Trần Điệp. Cuộc đời của anh chàng phóng viên mồ côi này quá nhiều sóng gió, có lúc làm diễn viên rối, có lúc sống lang bạt với những người ở tận đáy xã hội, Trần Điệp gặp đủ hạng người. Tôi để anh ta trôi nổi theo số phận của mình với khát vọng sống và hành trình đi tìm tình yêu, hạnh phúc.

. Không được học một cách bài bản, nhưng Mạc Can lại thành công ngay tác phẩm đầu tiên. Ông tự đánh giá văn mình thế nào? Và riêng với tiểu thuyết Phóng viên mồ côi?

– Tôi cẩn thận trong cách dùng câu chữ lắm. Mỗi lần viết tôi đều để bảng từ vựng phân biệt hỏi, ngã trước mặt. Vậy là không sợ dùng từ sai. Nhiều người nói văn tôi dễ hiểu. Cũng nhờ cái “dễ hiểu” ấy mà tôi thường được mời đến nói chuyện văn chương với các sinh viên khoa văn. Các bạn sinh viên hay nói “chú Mạc Can nói chuyện văn chương vui và… dễ hiểu quá!”. Đề tài của Phóng viên mồ côi hơi lạ, lần đầu tiên tôi chọn đề tài chiến tranh. Tôi cũng đọc đi đọc lại hoài nhưng chắc chắn là phải chờ độc giả đánh giá mới biết như thế nào.

. Sau Phóng viên mồ côi, ông có nghĩ về một tiểu thuyết khác?

– Tôi cũng vừa ký hợp đồng với một công ty xuất bản sách ở phía Bắc và cũng đã hoàn thành xong tác phẩm Cuộc hành lễ buổi sáng. Hiện tại tôi đang viết cuốn tiểu thuyết liêu trai có tựa đề là Người ruồi. Còn mấy cái truyện ngắn dang dở nữa…

. Thời gian này ông khá bận với hai vai diễn ở phim trường, việc viết truyện có thể bị gián đoạn?

– Không, tôi viết vào buổi tối. Lúc người ta đi ngủ thì tôi thức, tôi có thể viết từ 9 giờ tối cho đến sáng. Tôi không viết một lần một tác phẩm mà bật máy tính lên là mở hết các file truyện ngắn, tiểu thuyết ra. Viết tác phẩm này vài trang, bí rị thì lại “nhảy” qua tác phẩm khác vài trang. Tôi tranh thủ thời gian rảnh ở phim trường, thậm chí lúc đi uống cà phê cũng có thể suy nghĩ về đường dây cốt truyện như thế nào, nên để tính cách nhân vật phát triển ra sao. Nghĩ ra rồi thì để đó, về nhà mở máy là viết một mạch.

. Ngoài truyện ngắn, tiểu thuyết, Mạc Can còn là một tác giả truyện tranh. Điều gì khiến ông sung sức viết như vậy?

– Tôi là người tham công tiếc việc. Tôi cũng yêu thích đề tài dành cho thiếu nhi. Đã in được 3 tập truyện tranh Tiến sĩ nghị rồi. Có thời gian tôi sẽ viết tiếp. Với tôi, viết lách là một niềm vui. Viết văn là cách để mình cảm nhận cuộc sống. Ở cuối mỗi cuốn sách luôn có một cái gì đó đọng lại trong lòng người đọc. Đó là điều mà người viết tâm đắc.

. Vậy tác giả Mạc Can tâm đắc nhất điều gì với tác phẩm Phóng viên mồ côi?

– Câu nói của nhân vật Trần Điệp ở cuối truyện khi anh ta quyết định tha cho đối thủ của mình dù kế hoạch ám sát của anh ta vô cùng hoàn hảo: “Hành vi này là bạo lực. Kẻ ác cũng không làm khác”. Ở đời, mọi việc đều có quy luật của nó, kẻ ác rồi sẽ bị trừng trị. Con người sống không nên hành xử bằng bạo lực mà hãy tử tế với nhau, hãy biết tha thứ và dung hòa cuộc sống”.

Một câu chuyện lạ

Tiểu thuyết Phóng viên mồ côi: Câu chuyện về Trần Điệp, một thanh niên sống ở ngoại ô Sài Gòn trước năm 1975. Những biến động của thời cuộc tình cờ khiến anh trở thành một diễn viên múa rối trong các quán bar, vũ trường. Trải qua bao sóng gió của cuộc đời, cuối cùng Trần Điệp trở thành một nhà báo bất đắc dĩ, một tay săn ảnh đa tài với những bức ảnh độc đáo có thể bán với giá 5.000 USD. Từ một anh phóng viên quèn của tờ báo Tin Lẹ có tòa soạn di động ngoài bến xe, Trần Điệp dần dần được mọi người biết đến. Thế nhưng, anh ta vẫn chỉ là một phóng viên mồ côi – không thuộc vào biên chế của một tờ báo nào. Mặc dù vậy, Trần Điệp vẫn lăn xả vào mọi ngõ ngách của Sài Gòn. Anh sống bằng một khát vọng vươn lên, một khao khát về tình yêu và hạnh phúc. Cũng đã có lúc Trần Điệp chuẩn bị một kế hoạch ám sát đối thủ thật hoàn mỹ, nhưng rồi cái “tính bổn thiện” trong con người anh đã thắng. Chàng phóng viên mồ côi đã kịp dừng lại vào đúng giây phút cuối cùng của một kế hoạch hoàn hảo. Anh nhận ra rằng con người ta không thể chỉ sống bằng lòng thù hận.
T.Q

TIỂU QUYÊN

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?