Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố (tiểu thuyết, in trên báo Việt nữ năm 1937). Đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.
Nói đến Ngô Tất Tố, người ta không thể không nghĩ đến cái làng quê nghèo Việt Nam thời Pháp thuộc mà tiếng thúc dồn sưu hàng năm đe dọa người nông dân nhân như một tai họa khủng khiếp. Tiếng nói văn học của Ngô Tất Tố không chỉ là tiếng kêu cấp cứu đòi cơm áo cho những người nông dân cùng khổ mà còn là tiếng nói đanh thép, dõng dạc khẳng định nhân phẩm cao đẹp của họ trong bùn nhơ của xã hội thực dân phong kiến.
Và Tắt Đèn – một tác phẩm sâu sắc của Ngô Tất Tố, nói một cách khác thì Tắt Đèn là một bản cáo trạng đanh thép, kết án nghiêm khắc bọn thống trị áp bức, bóc lột nông dân đến tận xương tủy. Ngòi bút của Ngô Tất Tố đã dũng cảm bóc trần thực trạng đen tối, ngột ngạt của cuộc sống ở nông thôn, Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh chân thực về cuộc sống lầm than của những người nghèo khổ làm cho người đọc hết lòng xót thương, căm giận.
Mời bạn đón đọc.