Xem sách hay

Sống Chậm Thời @ (Tản Văn)

Mua ở đâu?
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nguyễn Ngọc Tư

Nhà văn nữ Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ thuộc thế hệ hậu chiến (sinh năm 1976) tại tỉnh miền cuối nước Việt là Cà Mau, lớn lên ở đây, đi làm và viết văn cũng ở đây. Cô có sách được xuất bản rất sớm vì có tài viết truyện loại đồng quê cho nhi đồng và …

Thời @, người ta thường bàn nhiều đến sống nhanh, sống vội; nhưng cũng có những người trẻ chọn sống chậm để lưu giữ khoảnh khắc đẹp của cuộc đời.

30 tản văn của hai cây viết trẻ, một đang sống tận Cà Mau xa xôi, một đang làm báo giữa Sài Gòn hối hả, thế nhưng, hai dòng tản mạn vẫn đan cài nhịp nhàng. Những điều không mới của ký ức, của thời hiện tại vẫn được xới lên, nhẹ nhàng mà thấm thía. 

Như chuyện đám bạn trẻ sợ mình sống nhạt, đời cứ tuồn tuột trôi qua mà không có tý kỷ niệm nào khắc vào cái khoảng thời gian mình đã sống. Sợ rồi cùng rủ nhau ra bãi tha ma ngủ, để có… kỷ niệm. Rồi chợt thấy ba má mình chẳng cất công để “mần” ra kỷ niệm, mà cuộc sống vẫn nặng trĩu ân tình. “Tôi lại nhớ tới rớt nước mắt những đêm mấy ba con tôi gánh đất bồi liếp dưới trăng, những giồng rau cải ướt đầm đìa dưới thùng tưới trên vai má.” (Chế tạo kỷ niệm, Nguyễn Ngọc Tư).

Còn nhà thơ, nhà báo Lê Thiếu Nhơn lại chắt lưỡi thèm miếng bánh chưng. “Bà nội tôi gói vuông vức lắm, mở lớp lá chuối sẫm màu ra, rồi dùng một cọng cói cắt từng miếng bánh xanh ngan ngát. Màu xanh ấy không phải là màu xanh của mây trời, màu xanh ấy không phải màu xanh của lộc mới, màu xanh ấy là màu xanh tình thương của bà nội tôi dành cho gia đình, cho một điềm lành với cháu con. Cuộc sống tất bật hơn, ít ai tiếp tục cặm cụi với nồi bánh chưng của riêng mình.” (Đi trong gió chiều cuối năm).

Ai bảo chỉ có những người già mới hoài nhớ quá khứ và ai bảo chỉ có những triết gia mới bóp trán, nhíu mày trước lẽ đời. Chỉ một câu chuyện nhỏ ở hiệu sách cũ, nơi những quyển sách được mua đi bán lại với lời đề tặng thân yêu, do vô tình hay hữu ý lại bị lạc loài giữa kệ sách xa lạ cũng làm chạnh lòng người viết (Sách cũ còn một chút tình). Hay suy nghĩ nên sợ ma hay sợ người của cô gái trẻ, rồi cuối cùng đi đến kết luận: “Tôi không tin tuyệt đối vào sự huyền bí, nếu có thì ma đâu sao không vặn cổ bọn người xấu đang nhởn nhơ giữa đời kia”. (Ma và người, Nguyễn Ngọc Tư)  
Sống chậm, để yêu lâu, bước chắc. Có lẽ đó là những thông điệp mà hai cây viết trẻ này gửi đến độc giả.

“Mà ngộ, ba má tôi đầu tắt mặt tối lo kiếm miếng ăn cho bầy con chắc chắn là chẳng nghĩ tới “mần ra” kỷ niệm, nhưng sao tôi lại nhớ tới rớt nước mắt những đêm mấy ba con tôi gánh đất  bồi liếp dưới trăng, những giồng rau cải ước đầm đìa dưới thùng nước tưới trên vai má, và có lần tắm ao, bị vỏ ốc cắt chân, má bồng từ bộ ván bên này sang bộ ván bên kia, má chọc, “lớn đầu còn bồng, chân dài tới đầu gối rồi nè”…Cả nhà, chẳng ai cố công làm gì cả, nhưng kỷ niệm ắp lẫm, ngọt lịm trong lòng.
Tôi ngờ vực, có thể, mình sống nhạt nhẽo quá, vô duyên quá, chẳng ai nhớ tới nên phải quýnh quáng tìm cách buộc người đời đừng quên lãng?
Nhưng… nhưng hồi tưởng của tôi, kỷ niệm cũng đông đúc lắm mà, thiệt. Ở đó, có đám bạn thời thơ ấu(vì giành xoài chua mà tôi đành lấy cái bảng cây gõ lên đầu tụi nó), có ba má tôi, những người đã từng gặp giữa đời, có cả người tôi chưa gặp  mà chỉ trò chuyện qua điện thoại, email, trong đó không ít người tôi cố tình “mần kỷ niệm” cho họ nhớ mình, rốt cuộc, tôi còn nhớ nhiều hơn.
Thôi, thà chịu cực một chút, chịu mắc cỡ với lòng một chút, còn hơn ký ức mình trồng trải, vắng tanh.”
(Trích trong “Chế tạo kỷ niệm” – Nguyễn Ngọc Tư)

Như chuyện đám bạn trẻ sợ mình sống nhạt, đời cứ tuồn tuột trôi qua mà không có tý kỷ niệm nào khắc vào cái khoảng thời gian mình đã sống. Sợ rồi cùng rủ nhau ra bãi tha ma ngủ, để có… kỷ niệm. Rồi chợt thấy ba má mình chẳng cất công để “mần” ra kỷ niệm, mà cuộc sống vẫn nặng trĩu ân tình. “Tôi lại nhớ tới rớt nước mắt những đêm mấy ba con tôi gánh đất bồi liếp dưới trăng, những giồng rau cải ướt đầm đìa dưới thùng tưới trên vai má.” (Trích trong Chế tạo kỷ niệm, Nguyễn Ngọc Tư).

Còn nhà thơ, nhà báo Lê Thiếu Nhơn lại chắt lưỡi thèm miếng bánh chưng. “Bà nội tôi gói vuông vức lắm, mở lớp lá chuối sẫm màu ra, rồi dùng một cọng cói cắt từng miếng bánh xanh ngan ngát. Màu xanh ấy không phải là màu xanh của mây trời, màu xanh ấy không phải màu xanh của lộc mới, màu xanh ấy là màu xanh tình thương của bà nội tôi dành cho gia đình, cho một điềm lành với cháu con. Cuộc sống tất bật hơn, ít ai tiếp tục cặm cụi với nồi bánh chưng của riêng mình.” (Trích trong Đi trong gió chiều cuối năm).

Ai bảo chỉ có những người già mới hoài nhớ quá khứ và ai bảo chỉ có những triết gia mới bóp trán, nhíu mày trước lẽ đời. Chỉ một câu chuyện nhỏ ở hiệu sách cũ, nơi những quyển sách được mua đi bán lại với lời đề tặng thân yêu, do vô tình hay hữu ý lại bị lạc loài giữa kệ sách xa lạ cũng làm chạnh lòng người viết (Sách cũ còn một chút tình). Hay suy nghĩ nên sợ ma hay sợ người của cô gái trẻ, rồi cuối cùng đi đến kết luận: “Tôi không tin tuyệt đối vào sự huyền bí, nếu có thì ma đâu sao không vặn cổ bọn người xấu đang nhởn nhơ giữa đời kia”. (Trích trong Ma và người, Nguyễn Ngọc Tư)

Mục lục:
Lục bình
Mùa thổi ngang ký ức
Đời một chút vui
Phim giống như đời
Món nợ không thể đòi
Người xưa có luận nơi thành bại?
Tuyệt đối yên tĩnh
Ai đi qua xa vắng
Tần ngần giữa chợ
Một thế giới nghệ sĩ nhạt nhoà giới tính
Ma và người
Áo rách thương nhau
“Sông nhỏ thà đau phận bể khơi”
Chợt nhớ tinh thần thượng võ
Giữa đời phiền muộn
Va quyệt văn chương
Nụ cười kỳ tích
Giải mã ảo giác thơ trẻ
Sống đầy
Nhạc Trịnh thời @
Chế tạo kỷ niệm
Dự báo sạch
Những thiên thần mắc đoạ
Đi tong gió chiều cuối năm
Mùa hoa giữa phố
Sách cũ còn một chút tình
Không nước mắt
Áp lực thần đồng
Ra đưòng dạy con
Một vòm xanh an ủi.


Mời bạn đón đọc.




Sống Chậm Thời @ (Tản Văn)

(Thứ Sáu, 03/11/2006)

Đọc sách

Sống đầy…

(Sống chậm thời @ – Nguyễn Ngọc Tư và Lê Thiếu Nhơn, NXB Thanh Niên)

TT – “Tựa vào quê nhà để kể chuyện quê nhà”, Ngọc Tư chưa bao giờ làm cho độc giả thôi muốn ngưng nghe. Càng đọc, càng tưởng như chẳng bao giờ đi được hết quê nhà ấy của Ngọc Tư bởi tình yêu ắp đầy của chị.

Đọc Đời một chút vui, Tần ngần giữa chợ, Món nợ không thể đòi, Ra đường dạy con, Những thiên thần mắc đọa… mà rưng rưng. Mỗi câu chuyện đều đọng lại một hình ảnh hay câu nói thắt lòng về những yêu thương ở đời. Tấm lòng của người mẹ, cái tình của người Việt, cái hồn của quê Việt đằm sâu trong từng câu chữ, từng tiếng “ờ”, tiếng “dùm” san sẻ, bao dung. Nhiều câu chuyện khiến người đọc nhớ mãi, và đôi khi chính những sẻ chia ấy trở thành điểm tựa cho người đọc của chị. Tựa vào đó, như vịn vào yêu thương, mà đi tới.

Xen kẽ những trang viết đậm chất Nam bộ của Ngọc Tư là những trang văn đầy chất thơ của Lê Thiếu Nhơn. Sau thơ, Lê Thiếu Nhơn cho thấy anh cũng là một người có thể đi đường dài bằng thể loại tạp văn ở cách biết khai thác đề tài. Bắt gặp trong tản văn của Thiếu Nhơn một bộ mặt đời sống văn nghệ phố phường, từ chuyện giới tính nghệ sĩ đến những va quệt trong giới cầm bút, từ bóng đá đến nhạc Trịnh thời @, từ áp lực thần đồng, ảo giác thơ trẻ đến những câu hỏi rất ư thời sự của chính sự: bàn tay sạch đang ở đâu? Lý luận trong tản văn của Thiếu Nhơn đôi lúc hơi “gồng mình”, công thức nhưng đằng sau đó người đọc tìm thấy một ngọn lửa trẻ ắp đầy những nghĩ suy. Anh gìn giữ được ngọn lửa ấy trong những trang viết của mình như giữ gìn những hoài niệm trong trẻo phía quê nhà.

Tựa chung cho tác phẩm tập hợp 30 tản văn của hai cây bút trẻ này là Sống chậm thời @. Phải chăng người làm sách muốn gửi gắm về một tâm thế biết sống chậm lại trước những vòng quay hối hả của thời hiện đại? Nhưng có lẽ, chậm hay không không là vấn đề, mà quan trọng hơn là sống đầy – lòng đầy yêu thương và cái nhìn về mọi góc cạnh cuộc sống không hề nông cạn. Sống đầy cũng là tựa một tản văn của Nguyễn Ngọc Tư trong tập sách này.

LINH THOẠI

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Sam Walton Và Wal-Mart – Giàu Nhất Nhờ Bán Hàng Rẻ Nhất (Bộ Sách Đạo Kinh Doanh Việt Nam Và Thế Giới )

Làm sao kiếm tiền nhiều nhất?

Làm cách nào để có thể kiếm tiền nhanh nhất, nhiều nhất và bền vững nhất? Câu trả lời quả không đơn giản. Thế nhưng, đọc xong bộ sách “Đạo kinh doanh Việt Nam và thế giới” do Tổ hợp giáo dục PACE vừa mới ấn hành thì lời giải gần như đã được hé mở.

Đúng như lời nói đầu của tập sách, trên đời này không có nghề nào là nghề kiếm tiền cả, bởi nghề nào mà lại chẳng để kiếm tiền. Kinh doanh tuyệt nhiên cũng không phải là nghề kiếm tiền. Bộ sách gồm 25 tập kể về cuộc đời và sự nghiệp của 25 doanh nhân nổi tiếng đến từ 25 tập đoàn hàng đầu thế giới cho thấy dù ở Đông hay Tây, cổ hay kim, dù con người làm giàu chẳng có ai giống ai nhưng tất cả ở họ đềucó chung một tư tưởng: kinh doanh và đưa lại lợi ích cho xã hội. Với niềm đam mê mãnh liệt, những doanh nhân này đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp tạo ra và tạo ra thật nhiều giá trị (sản phẩm và dịch vụ) để thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng, xã hội, làm cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Chính với tâm thế đó, họ đã kiếm tiền một cách nhanh nhất, nhiều nhất và bền vững nhất. Và cũng chính với đạo kinh doanh đó, họ đã trở thành những doanh nhân huyền hoặc và được cả xã hội tôn vinh.

Đó là câu chuyện của Sakichi Toyoda người đã đặt nền móng cho tập đoàn Toyota bắt đầu từ một nhà sáng chế máy dệt. Hãy nghe ông khuyên con trai của mình: “Bất cứ ai cũng nên có ít nhất một lần trong đời thực hiện dự án vĩ đại nhất của mình. Cha đã dành trọn đời thực hiện dự án vĩ đại nhất của mình. Cha đã dành trọn đời để sáng chế ra những loại máy dệt mới. Giờ đây đến lượt con, con hãy cố gắng để thực hiện một điều gì đó có ích cho đời, cho xã hội”. Lời khuyên ấy sau này đã tạo nên một “đạo Yoyoda” cho tập đoàn Toyota: phục vụ sã hội và cộng đồng bằng tốc độ sản xuất gia tăng, bằng tiến bộ không ngừng của công nghệ mới. Trung thành với nguyên tắc ấy, tập đoàn Toyota đã trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giớivới những chiếc xe hơi giá cả hợp lý, tiện dụng và tiết kiệm nhiên liệu.

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?