Xem sách hay

Sài Gòn Tống Mỹ – Văn Chương Một Thời Để Nhớ

Mua ở đâu?
Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân

Sài Gòn Tống Mỹ – Văn Chương Một Thời Để Nhớ:
“Đầu mùa xuân năm qua, chúng tôi họp xong được ba cái hội nghị; và thấy rằng trong đại hội mùa xuân cùng có những gốc đại thụ còn ăn nhau những cái bóng nắng, và quanh đấy lại rất nhiều thân cây đang bốc nhựa. Cảm động và hiên ngang nhất là một vài cây trông như cành củi rều chôn đứng, nhưng trên thân khô mộc, nhú lên một cái mầm, chỉ một cái thôi nhưng rất sắc rất tươi đầy hẹn ước. Gió còn ghẹo nhiều chiếc lá lưng còn màu xanh, nhưng bụng đã ốm vàng. Mắt vẫn dõi theo tài liệu, tai vẫn bắt vào cái luồng tiếng ống phóng thanh hội nghị, nhưng trong lòng thấy ngân lên những câu thơ Đường, vẽ lên cảnh xuân tàn tháng ba biệt bạn:
                   ….. Bạn về buồm chiếc xanh vời vợi
                   Dằng dặc sông sầu giời chảy theo.
Giữa những lúc tạm nghỉ, nhiều người bàn cả ra ngoài những vấn đề lý luận và tổ chức của Đại hội.
Sắp đến ngày giỗ Hoàng Diệu và Thăng Long thất thủ đây. Bài “Chính khí ca” tôi xúc cảm nhất với câu “Quyết đem gửi cái hồn gốc cây”.Theo sử chép, Hoàng Diệu buộc cái khăn xanh vào cành ổi mà tuẫn tiết. Sao lại là cành ổi mà không là thứ cây gì khác nó tượng trưng hơn? Hà Nội, Thăng Long thiếu gí cây đẹp.

Không rõ Thăng Long, trước đây, ngoài thứ cây ổi của Hoàng Diệu thì còn những cây gì nữa. Nhưng Hà Nội ta ngày nay có rất nhiều thứ cây khác nhau mà ta không biết nhìn đấy thôi. Mỗi thành phố Miền Bắc đều như một thứ cây bên đường phố. Thanh Hoá với với những rặng cây sở thân đầy gai và quả khô rụng làm đồ chơi trẻ em. Hải Phòng là thành phố của cây chói, mùa hè hoa đỏ thắm, và mùa đông in lên bến cảng những cái quả đen dài ngoằn ngoèo. Sơn Tây là cái thành phố của lá bàng rơi trên đá tổ o­ng. Còn Hà Nội của ta thì rất nhiều me, nhiều sấu, với những trẻ em trèo ma trèo sấu ngày xưa. Nhưng bên cạnh những phố trồng toàn me toàn sấu, còn có những thứ cây đứng lẻ tẻ khắp Hà Nội. Hoàng lan, ngọc lan, sữa, long não, gạo, lim,đại, đỗ quyên Nhật….. Trong Kiều, người trong truyện và cả người đọc truyện, trăm năm sau và cả đến “sau ba trăm năm” nữa đều than thở với cây liễu cổng phủ Chương Đài mãi đâu đâu trong không thời gian. Đã có những nhà văn Việt Nam nào đem được cây ta vào sách để bóng cây sóng với bóng nhân vật. Quanh những gốc cây to Hà Nội, qua ba bốn chế độ, dưới cái bóng nắng hoặc bóng giăng bóng đèn ấy, quanh cây Hà Nội, đã có bao nhiêu câu chuyện làm ăn vui buồn, bao nhiêu cuộc đời lên xuống, bao nhiêu hãm hiếp, án mạng trong tư tưởng, trong hành động, bao nhiêu tương tích, bao nhiêu câu thơ yết hậu, bao nhiêu giấc mộng, bao nhiêu sinh thành, bao nhiêu “cây đa bến cũ con đò khác xưa”. Chúng ta ngày nay có bận quá, bận đến cái mức chỉ biết đến có người mà không biết đến có cây, không cần biết đến cây không? Có phải vì hiểu lệch thực tế là chỉ xoáy vào con người, thằng người, nói nhiều đến cây bị coi như là tách rời thực tế…..”

Mục lục:
Cây Hà Nội
Bên ni bên tê sông tuyến
Con sống tuyến Hiền Lương
Đò tuyến
Ở mặt trận Hà Nội
Hà nội giải tù Mỹ qua phố Hà Nội
Cho giặc bay Mỹ nó ăn một cái Tết của ta
Nôen Mỹ
Đèn phố phường Hà Nội vui sáng hơn bất cứ lúc nào
Chuyện một nghìn lẻ một máy bay Mỹ
Tình rừng
………..

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?