Rừng Xưa Xanh Lá – Viết Về Bè Bạn:
“Hồi còn trẻ, đọc những hồi ký của các nhà văn lớn viết về mình, viết về nhau, về cuộc đời văn chương của họ, tôi cứ ao ước đến khi nào già (còn lâu lắm!) cũng sẽ viết hồi ký về bản thân, về bè bạn. Đến lúc ấy hẳn sẽ có bao nhiêu chuyện để kể và cánh trẻ hẳn sẽ thích thú khi đọc mình như bây giờ mình mê đi khi đọc hồi ký của các bậc lão trượng. Thời ấy viết hồi ký phải có hai điều kiện: một là phải già, thì sau nàu chắc chắn tôi sẽ già; hai phải là những cây đa cây đề thì bây giờ mới hai mươi tuổi chả lẽ năm mươi năm nữa, mình lại không là một cái cây… gì đó toả bóng mát.
Thời gian đã chứng minh những suy nghĩ của tôi là không đúng. Năm mươi năm sau, quả là tôi đã già. Thế nhưng tuy già, tôi vẫn chỉ là một cây gai, cây ké mọc ở bên lề đường văn học. Cũng may cuộc sống đã dân chủ hơn: quyền được viết và in hồi ký, kể lại cuộc đời mình và bè bạn không còn là cuả riêng một tầng lớp nào. Mặc dù vậy nhưng tôi không có ý định hồi ký về tôi. Bởi vì tôi còn mải mê đuổi theo những công việc khác. Hơn nữa nhìn lại cuộc đời toàn những thất bại của mình, tôi thấy nó mênh mông bể sở, khó mà ôm cho hết. Lực bất tòng tâm. Với lại có được hồi ký về những thất bại không nhỉ?
Thôi thì trong khi chưa hồi ký được về mình hãy “viết về bè bạn”. Nhưng các bạn tôi hầu hết là những người chịu nhiều vất vả, kể cả đắng cay, những người lận đận, không thành đạt. Đành có sao viết vậy. Đây không phải là tập sách viết về những ngôi sao sáng mà phần lớn là những ngôi sao mờ mịt vần vụ bão giông, một tập sách viết về những người luôn vượt lên, không đầu hàng số phận.
Tôi viết về họ như những người mang nghiệp chướng trong mình. Tôi viết về sự nhếch nhác trần ai của họ, của những người làm nghề mà các tập chân dung văn nghệ sĩ khác chưa nói tới hoặc chỉ nói qua. Viết về cái chông gai và cả hiểm nguy của người nghệ sĩ, đặc biệt là với nghề văn để các bạn trẻ suy nghĩ kỹ trước khi bước vào nghề, dấn thân vào cuộc phiêu lưu với nghệ thuật ngôn từ. Tôi muốn có bóng dáng thời đại chúng tôi đã sống trong những trang sách của tôi cũng như tôi hiểu được rằng viết chân dung, viết hồi ký là phải trung thực nếu không muốn mình là kẻ bịp bợm……”
Mục lục:
Lời đầu sách
Rừng xưa xanh lá
Tôi là bạn của ông Dương Tường
Thời gian gấp ruổi
Lê Bầu Người hiểu giá trị của thời gian
Một mơ ước về kiếp sau
Quyển sách tặng Định
Nguyên Bình với cô gái mồ côi và hòn đảo
Một ông già sống cho đến khi chết
Cuộc phiêu lưu mầu trắng
Thời trai trẻ đã qua
Phần đọc thêm
Viết về bạn bè thấy chân dung tác giả
Một kiếp bên trời
Sinh khí của văn chương
Hãy góp phần làm nên ký ức của dân tộc
Mời bạn đón đọc.