Quảng Tập Viêm Văn
(Gồm 180 bài Phương ngữ Bắc Kỳ kèm theo một tập từ vựng giải thích được minh hoạ bằng 62 bản vẽ chụp lại). Tất cả cái gì không có quan hệ duy nhất với sự đàm thoại thông thường được xếp vào trong cuốn văm tập này. Từ câu chuyện kể có tính hồn nhiên trong các truỵên cổ tích đến câu chuyện cảm hứng đầy thi vị bóng bảy nhất, từ lá đơn thỉnh nguyện kính cẩn của người dân thường đến bản báo cáo uyên bác có tình tiết rõ ràng của vị quan cao, cả đến những lời dí dỏm nhỏ nhặt điều đã giành được quyền kề ra ở đây.
Tập từ vựng này diễn đạt theo những cứ liệu ở ngay trước, đầy những điều có tính chất bách khoa, về tất cả mọi vần đề, điểm xuýêt thêm bằng những bản sao chụp, dành làm phần chính cho những sự giải nghĩa, vừa để tô điểm cho nguyên bản, cuối cùng kèm theo một bản tra cứu sẽ có một ích lợi nào đó cho bạn.
Mục lục:
Lời tựa
Tài liệu gốc
Mục lục phần 180 bài phương ngôn Bắc Kỳ
180 BÀI PHƯƠNG NGÔN BẮC KỲ
Thiên thứ nhất: Các sự tích thường nói chuyện.
Thiên thứ hai: Tờ bồi việc quan.
Thiên thứ ba: Đơn – từ.
Thiên thứ tư: Án – từ.
Thiên thứ năm: Thư – khế.
Thiên thứ sáu: Thư – thiếp.
Thiên thứ bảy: Tuyển trích thơ.
Thiên thứ tám: Văn sách mấy tình nghĩa.
Thiên thứ chín: Nhờ ví mấy câu ví, dọn theo A, B, C.
Thiên thứ mười một: Linh – tinh.
TỪ VỰNG
(Từ A đến X, kèm theo chú thích của người dịch)
Quảng tập viêm văn
Có phải tiếng Việt vốn thiếu một đại từ có tính chất trung hòa? Không hẳn thế. Một cuốn sách in ra vào năm 1898 cho biết trước đây đã có từ ngươi. Người Việt lúc ấy có thể dùng ngươi để chỉ các loại nhân vật khác nhau, từ Khuất Nguyên, Thái Thuận, Hồ Quý Ly, Từ Thức cho tới Tô Định, Ô Mã Nhi…
Quan niệm rằng công văn giấy tờ cũng là một loại văn liệu, người sưu tầm đưa vào cả các loại văn khế bán nhà, chúc thư chia gia tài, “đơn liền bà bẩm quan án, thưa chồng tình phụ”…
Nhiều truyện ngụ ngôn cổ tích, cả những lời rao của hàng rong trên phố đã được sưu tầm; nhiều tác phẩm văn chương như Kim Vân Kiều, Phan Trần, Hoàng Tú, Nữ tú tài Phương Hoa, Đại Nam quốc sử diễn ca được trích lấy vài đoạn tiêu biểu. Đọc sách, người ta thấy hiện ra một toàn cảnh văn học VN ở dạng phác thảo.
Ra đời 14 năm sau khi hiệp ước Patenôtre (1884) được ký, cuốn sách có cái tên hơi lạ này – Quảng tập viêm văn – là của Edmond Nordemann. Ông nghiên cứu và sưu tầm các tài liệu này để dạy ở Trường thông ngôn Pháp Việt. Sau 175 trang có tính chất sưu tầm, tác giả để hẳn 220 trang để trình bày những hiểu biết về VN. Phần viết về đạo Nho dài tới 45 trang không chỉ trình bày những kiến thức cơ bản về học thuyết này mà còn nói rõ cách hiểu về Nho giáo của người Việt, từ đó ghi nhận những tác động mà sau nhiều thế kỷ học thuyết này để lại trong xã hội và con người VN. Sự lễ độ hiền hòa bề ngoài, bên trong là một cuộc đấu tranh sinh tồn rất khốc liệt; lối sống vô tình, một khuynh hướng có tính bản năng thiên về nói dối và giấu giếm (tr.288); rồi cả tính cố chấp không biết đến giới hạn (tr.303), những kết luận đó được đưa ra như một gợi ý để tiếp tục suy nghĩ, với cả người hôm nay.
Người biên dịch Chrestomathie annamite là Nguyễn Bá Mão. Ở tuổi 80, mấy năm trước ông đã dịch Thủy kinh chú, một trong những tác phẩm lớn của kho tàng thư tịch Hán cổ. Nay vốn liếng về cả ngôn ngữ (tiếng Hán, tiếng Pháp và tiếng Việt đầu thế kỷ 20) lẫn văn hóa (văn hóa VN trong cái mạch của văn hóa phương Đông) lại được ông huy động để đưa đến với bạn đọc một trong những tác phẩm VN học thuộc loại xuất hiện sớm nhất trong lịch sử.
VƯƠNG TRÍ NHÀN.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn