Trần Đăng là một nhà báo nhiều năm gắn bó với nghề. Đi nhiều. Viết nhiều. Gặp gỡ tiếp xúc với nhiều cảnh đời, nhiều dạng người thuộc những tầng lớp khác nhau. Rõ ràng, vốn sống của ông qua quá trình hành nghề thật sự rất phong phú. Nhưng tất cả những yếu tố kể trên sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu thiếu một tấm lòng yêu người, yêu thương cuộc sống.
Đọc tập văn tản mạn Phượng, chúng ta có thể nhận ra tấm lòng ấy hòa quyện trong từng mẩu chuyện, với những cảm nhận, suy tư về con người trong mối tương quan với gia đình và xã hội. Với hơn 70 mẩu chuyện tản mạn về nhân tình thế thái giản dị nhưng hàm xúc, nhà báo Trần Đăng gợi lên cho người đọc rất nhiều suy nghĩ. Cũng chỉ là những điều rất đỗi bình thường mà chúng ta vẫn hay bắt gặp đâu đó trong cuộc sống thường ngày. Nhưng có lẽ vì luôn quá bận rộn, vì quá thờ ơ lãnh đạm… chúng ta lướt qua và lãng quên đi. Bằng một giọng văn mực thước, trầm tĩnh nhưng sâu sắc, thảng hoặc có chút hóm hỉnh ngấm ngầm duyên dáng, có chút bùi ngùi thương cảm, tác giả nhắc cho chúng ta nhớ lại những điều cần nhớ và cần suy ngẫm. Để có một thoáng giây cho lòng lắng xuống, cho lòng mở rộng với tình đời, tình người.
Mục lục:
Lời nói đầu
1 giờ và 20 năm
Hai nhà thơ và một con đường
Chiếc áo Tô Châu sau 40 năm
Bà ngoại
Chị Hai
Chim khách
Chuyện của đàn bà
Chuyện vặt trong nhà
Chuyện buồn ngày khai trường
“Anh phải sống!”
Bút chì bút mực
Cơm tiên
Sau giờ dạy thêm
Đèn đỏ
Đề tài
Đề tập làm văn
………………
Trẻ con
Trẻ con xem thời sự
Làm từ thiện
Về nguồn
Vô học
Bài học vỡ lòng
Y đức
Mời bạn đón đọc.