<IMG class=lImage o
(Thứ Ba, 20/03/2007) Tin vào cuộc sống (Nửa mối tình đầu, tập truyện Lưu Thị Lương) TT – Lưu Thị Lương viết truyện như tường thuật mọi chuyện xảy ra quanh mình. Một cuộc sống bình thường, phẳng lặng, không có những biến cố lớn lao. Thì cũng đúng, chị là một nhà giáo. Văn chương không cố tình ẩn ý, không tỏ ra sắc sảo, cao siêu. Nhưng nhạy cảm với những tích tắc trong quan hệ con người. Đặc biệt là tình yêu. Một câu chuyện gây bâng khuâng, khi chị kể về cuộc chia tay mà duyên cớ là… cái hồ bơi. Hai người sắp cưới rủ nhau đi bơi. Cô ngại hở hang, bèn mặc bộ đồ không đúng mốt “hồ bơi” lắm (vì theo qui định không mặc áo tắm không được xuống nước). Thế là cô thấy mình chơ vơ trên thành hồ, bị mọi người cười chê, nhưng không đau bằng thấy người yêu cố tình ngụp lặn xa xa để giấu đi nỗi xấu hổ có cô bồ… ăn mặc lỗi mốt. Cuộc chia tay nhẹ nhàng êm thắm như chính “sự cố”, thậm chí khiến anh chàng chẳng hiểu tại sao. Nhưng người đọc sẽ hiểu. Nhiều câu chuyện như thế, tích tắc như thế, rất nhỏ bé, nhưng có khi là cái bản lề để băn khoăn – hoặc để nhận ra – chân tướng một con người. Đủ để cảnh giác, để loại trừ cái xấu ra khỏi cuộc sống, cho nó sạch hơn. Nhưng không chỉ có thế. Những người tốt trong truyện Lưu Thị Lương cũng rất… đời thường, có khi chỉ là một bà cô cố giữ lại miếng đất ngoại thành để con cháu có chỗ ngắm trăng. Hay chuyện ông Tàu già, giàu kinh khủng chẳng ai biết, bởi cái vẻ ngoài giản dị và tử tế hiếm ai bằng. Bấy nhiêu đủ để ấm lòng trước nhân gian mà… tin vào cuộc sống. Một tuyển tập không quá đặc sắc, lớn lao, nhưng là tác phẩm của một con người có lòng với con người, với cuộc sống. Ta sẽ thấy mình biết “để ý” đến chung quanh hơn một chút, và cảm thấy êm đềm bởi sau những lần để ý ấy, thấy cuộc sống vẫn… bình thường, nhưng nếu chịu nhìn, chịu thấy, sẽ tìm ra nhiều điều thú vị… HOÀI HƯƠNG
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Nửa Mối Tình Đầu
Những mảng ghép của cuộc sống | (SGGP Ngày 07/04/2007) | Lưu Thị Lương dắt bạn đọc vào một thế giới mà nơi ấy, cuộc sống giống như những mảng ghép sáng, tối tạo ra một bức tranh của cuộc sống. Đó là: Nửa mối tình đầu, Gần như một chuyện tình yêu, Chat ngoài giờ, Nhà vẫn còn trăng, Ông già ở lề đường, Chiều chiều có cái ngõ sau… <A o
Những mảng ghép của cuộc sống | (SGGP Ngày 07/04/2007) | Lưu Thị Lương dắt bạn đọc vào một thế giới mà nơi ấy, cuộc sống giống như những mảng ghép sáng, tối tạo ra một bức tranh của cuộc sống. Đó là: Nửa mối tình đầu, Gần như một chuyện tình yêu, Chat ngoài giờ, Nhà vẫn còn trăng, Ông già ở lề đường, Chiều chiều có cái ngõ sau… Lưu Thị Lương làm khác mình đi không phải bằng giọng văn sắc sảo, bằng những chủ đề táo bạo, khác thường mà người đọc nhận ra chị bằng chính hơi văn mộc mạc từ những câu chuyện bình thường nhất.
Dường như chị cảm nhận cuộc sống qua ánh nhìn khách quan, điềm tĩnh. Thế nên tất cả những truyện trong Nửa mối tình đầu làm người ta liên tưởng đến những khoảnh khắc, cảm xúc bình thường nhất trong cuộc sống.
“Hội chứng cô đơn” ở những người trẻ thời hiện đại làm cho chúng ta đôi lúc cảm thấy hoang mang. Có lúc họ để tâm hồn mình rơi tự do trong một khoảnh khắc vô định nào đó rồi bị cuốn vào guồng máy của công việc, của những bon chen thường nhật. Nhưng ở đây tác giả vẫn tìm ra một cảm giác “Gần như là tình yêu” rất trong sáng, nhẹ nhàng. Không ai nói với ai điều gì nhưng những nhân vật của chị tự tìm ra cho mình một miền cảm xúc riêng. “… Nhưng Khiêm sẽ chẳng bao giờ biết đâu. Khiêm chẳng bao giờ biết tôi giả vờ không hiểu để kéo dài mãi mãi, lê thê và lan man cái chuyện gần như một chuyện tình yêu này”.
Có thể nói cách thể hiện cổ điển ấy bỗng trở nên là lạ khi đặt vào ứng xử với cảm xúc của những người trẻ. Nhẹ nhàng mà vẫn rất hiện đại. Để rồi khoảnh khắc của “Nửa mối tình đầu” làm người đọc ngẩn ngơ. Một lý do để hai người sắp cưới chia tay nhau lại nằm trong vùng tổn thương xúc cảm tâm hồn. Người con trai đã bơi xa cô gái để tránh sự mặc cảm khi có một người yêu ăn mặc không đúng mốt, để rồi cô gái chợt nhận ra anh đã tự bơi ra khỏi vùng yêu thương một cách vô thức. Phải chăng Lưu Thị Lương đang chứng minh rằng dù sống trong một thế giới hiện đại đến bao nhiêu đi nữa thì gút mắc của cảm xúc vẫn rất mong manh.
Cách khai thác cảm xúc theo lối kể chuyện làm cho “Nửa mối tình đầu” như một cơn mưa bụi, không đủ làm ướt những ai đến với truyện của chị. Thế nhưng từ trong sâu thẳm chúng ta vẫn cảm nhận một chút lạnh mơ hồ.
Lưu Thị Lương là một cô giáo nên cách khai thác truyện của chị cũng rất nhẹ nhàng. Đề tài về thế giới ảo vốn đã được đề cập nhiều, thế nhưng trong “Chat ngoài giờ”, cái đọng lại cuối cùng là những dấu chấm lửng trong thăm thẳm xa lộ thông tin. Thế nên dù họ đến với nhau bởi bất cứ lý do gì vẫn không được phép đi chậm lại trên xa lộ ấy để nhận mặt tình cảm của nhau. Không sắc sảo, nhưng những gì mà tác giả để lại là một sự dung dị trong cảm xúc. “Nửa mối tình đầu” là một làn gió không mới nhưng đem đến cho người trẻ niềm tin trong cuộc sống. DUY XUYÊN |
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Horrible Science – Sinh Học Có Những Câu Chuyện Kỳ Diệu
| Bộ sách Khoa học vui của NXB Trẻ: Biến “khủng khiếp” thành lý thú (Thứ bảy, 26/01/2008) Giữa năm 2007, xuất hiện một thông tin nhỏ trên báo chí, Chính phủ Anh đã ra quyết định tặng miễn phí cho tất cả học sinh 11 tuổi một trong 12 đầu sách do Bộ Giáo dục (Anh) đề nghị nhằm khuyến khích trẻ em trong độ tuổi đến trường quan tâm hơn đến sách vở. Khoa học là kinh khủng?
| Bộ sách Khoa học vui của NXB Trẻ: Biến “khủng khiếp” thành lý thú (Thứ bảy, 26/01/2008) Giữa năm 2007, xuất hiện một thông tin nhỏ trên báo chí, Chính phủ Anh đã ra quyết định tặng miễn phí cho tất cả học sinh 11 tuổi một trong 12 đầu sách do Bộ Giáo dục (Anh) đề nghị nhằm khuyến khích trẻ em trong độ tuổi đến trường quan tâm hơn đến sách vở. Khoa học là kinh khủng?
Trong danh sách 12 đầu sách, rất nhiều người tại Việt Nam ngạc nhiên với một nhan đề lạ lùng “Evil Inventions – Horrible Science” của Nick Arnold. Dịch thoát ý là “Khoa học khủng khiếp”, không lẽ đây là một cuốn sách xúi giục trẻ em tránh xa khoa học? | Bộ sách “Khoa học khủng khiếp” do NXB Trẻ xuất bản những ngày đầu năm 2008. Ảnh: T.V. |
Đầu năm 2008, NXB Trẻ đã chính thức xuất bản bộ sách “Horrible Science” tại Việt Nam. Cầm trên tay bộ sách này độc giả mới hiểu được tại sao các tác giả đặt tên cho bộ sách của mình là “Khoa học khủng khiếp”.
Bộ sách bao gồm gần 30 cuốn, mỗi cuốn sách chứa đựng một nội dung riêng, từ các ngành khoa học cơ bản như toán học, vật lý, hóa học đến các kiến thức sinh học, địa lý, lịch sử.
Một điểm chung giữa tất cả những cuốn sách là đều có cách mở đầu giống nhau. Khoa học, dù là tự nhiên hay xã hội đều thật khủng khiếp với học sinh với những khái niệm, định nghĩa, công thức vô cùng khó hiểu.
Từ việc không hiểu đã dẫn đến sợ hãi và kéo theo là ghét bỏ những môn học mà các em không thích, với các em, đó quả đúng là những môn học “khủng khiếp”. Tuy nhiên, ngược lại những môn học mà các em thấy lý thú lại được đón nhận và tiếp thu dễ dàng. Và cả bộ sách đã cố gắng làm một việc: Biến những môn học khủng khiếp trở thành lý thú. Hài hước và sáng tạo
Nếu một ngày nào đó, đứa con yêu thương bỗng nhiên đóng chặt cửa phòng ngủ, bật máy sưởi lên hết cỡ, quá hơn, đứa con đó còn đổ đầy cát trong phòng và cắm xương rồng khắp nơi. Một bậc phụ huynh sẽ làm gì? Bắt dọn dẹp hết, đánh cho một trận hay đơn giản nhất là giải thích cho con rằng sa mạc là gì và tại sao sa mạc không thể tồn tại trong phòng ngủ!
Với những ví dụ dí dỏm, đôi lúc gây bất ngờ cho người đọc nhưng lại vô cùng phù hợp với lứa tuổi hiếu động, những cuốn sách trong bộ “Khoa học khủng khiếp” đã đưa khoa học đến với độc giả một cách dễ hiểu nhất. Thông qua những hình vẽ ngộ nghĩnh, những câu thoại đầy tính hài hước, các tác giả đã biến những kiến thức khoa học nặng nề trở nên lý thú hơn rất nhiều.
Không chỉ biến kiến thức khoa học thành những câu chuyện nhẹ nhàng, cuốn sách còn mang đến cho bạn đọc nhất là bạn đọc nhỏ tuổi những cách tư duy mới, đầy sáng tạo và chủ động. Trong cuốn sách “Hóa học-Một vụ nổ ầm vang”, học sinh hỏi thầy giáo “Thưa thầy, cà phê đổ vào sữa có khác gì sữa đổ vào cà phê không?”.
Hẳn người đọc sẽ xem đây là dạng câu hỏi “giỡn chơi” với thầy cô giáo. Tuy nhiên, câu hỏi này lại rất độc đáo vì xét về mặt hóa học hai cách làm này sẽ tạo ra hai kết quả khác nhau. Những câu hỏi kiểu như vậy xuất hiện liên tục trong tất cả các cuốn sách của “Khoa học khủng khiếp”, và nó góp phần kích thích học sinh mạnh dạn đặt câu hỏi với giáo viên, dù câu hỏi đó có kỳ khôi đến mức nào chăng nữa. Thông qua đó sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong việc học và cùng giáo viên nâng cao hơn kiến thức của mình. Chính xác về thông tin, gây sốc qua thể hiện
Không chỉ đơn thuần là một bộ sách mang tính giải trí, “Khoa học khủng khiếp” còn là một dạng sách tham khảo cả cho học sinh và giáo viên. Chính vì thế, những thông tin, số liệu trong sách đòi hỏi tính chính xác rất cao. Các biên tập viên NXB Trẻ đã phải đối chiếu cẩn thận bản dịch và nguyên gốc. Bên cạnh đó, họ còn phải đối chiếu thông tin của từng tập sách với các loại sách chuyên môn chính thức nhằm tránh sai sót.
Một vấn đề khác mà khi thực hiện bộ sách, NXB đã rất bối rối tìm cách giải quyết. Đó chính là nhân vật giáo viên rất hay bị đem ra làm trò cười trong sách, một chuyện quả là sốc đối với truyền thống tôn sư trọng đạo ở Việt Nam. Điều này thực ra có lý do của nó, bộ sách ra đời nhằm khắc phục sự khô khan nhàm chán trong việc dạy khoa học trong nhà trường.
Ở đây, các tác giả đã đặt người học sinh và giáo viên ở vị thế bình đẳng với nhau. Học sinh học dở bị chê thì người dạy dở cũng tương tự. Chính vì thế, thông qua bộ sách người giáo viên có cơ hội nhìn lại mình để thay đổi sao cho những bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Tường Vy |
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
|
|
|
|