Phong trào đấu tranh của thanh niên đô thị Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định qua hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ từ 1945 đến 1975, là một mảng đề tài lịch sử rộng lớn. Từ sau giải phóng 30-4-1975 đến nay đã có nhiều công trình biêm soạn công phu, nghiêm túc. Những công trình này đã trở thành những tư liệu quý trong nhiều gia đình, nhất là rất quý trong tủ sách truyền thống của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Nữ sinh Sài Gòn, một thời để nhớ là một tập bút ký ghi lại những mẩu chuyện, những sự việc đã diễn ra trong phong trào đấu tranh của giới nữ sinh trong các trường nữ trung học giai đoạn 1945-1975. Những bài tự tình, tự thuật, hồi ký, ký sự,… của những con người đã sống và chiến đấu vẫy vùng trong lòng địch, ngay giữa lòng thành phố bị tạm chiếm, đề cập những biến động chung. Phản ánh sinh động các tình huống cực kỳ gay go, phức tạp, không những trong đấu tranh chống địch mà còn đấu tranh với bản thân trong bối cảnh xã hội, gia đình, trường học; phản ánh những đặc trưng tâm lý, tình cảm, suy tư, chí hướng của những mái tóc thề, vững vàng trước mọi cám dỗ, gian nan, nguy hiểm…
Nữ sinh Sài Gòn, một thời để nhớ là một tập bút ký ghi lại những mẩu chuyện, những sự việc đã diễn ra trong phong trào đấu tranh của giới nữ sinh trong các trường nữ trung học giai đoạn 1945-1975. Những bài tự tình, tự thuật, hồi ký, ký sự,… của những con người đã sống và chiến đấu vẫy vùng trong lòng địch, ngay giữa lòng thành phố bị tạm chiếm, đề cập những biến động chung. Phản ánh sinh động các tình huống cực kỳ gay go, phức tạp, không những trong đấu tranh chống địch mà còn đấu tranh với bản thân trong bối cảnh xã hội, gia đình, trường học; phản ánh những đặc trưng tâm lý, tình cảm, suy tư, chí hướng của những mái tóc thề, vững vàng trước mọi cám dỗ, gian nan, nguy hiểm…