Nguyễn Đình Tú
Nguyễn Đình Tú
- Vào trang riêng của tác giả
- Xem tất cả các sách của tác giả
Tiểu thuyết sử dụng ngôi thứ nhất như một dòng tự sự tâm tình nhưng càng sâu càng xuất hiện những ngôi khác như thể không sử dụng thì nó tràn nó ứa ra mất.
Tiểu thuyết miêu tả cõi thế thái nhân tình sâu thẳm về cái thiện cái ác, cái cô đơn và lạc loài, cái văn hoá phương Đông, phương Tây, cái giàu sang, cái nghèo hèn, cái bi kịch của sự không tìm thấy cái cần tìm và cái bi kịch của nỗi buồn nhược tiểu diễm lệ, chính hai nỗi bi kịch này đã tạo nên một cặp đồng hành biểu đạt cho hai số phận khi gặp nhau, khi xa nhau, chập chờn, nhức nhối, và cả niềm khao khát tự do và nỗi khổ đau khi vướng vào vòng lao lý… nhưng lại được khai triển trên những hệ thống cảm quan, chi tiết náo hoạt đến mỏng manh dây thép mà nếu không đủ can đảm, không đủ tài, không đủ ý nhị chưa chắc đã dám viết ra.
Một cuốn sách không tránh né chuyện gối chân xác thịt, thậm chí còn khai thác khá tỉ mẩn kỹ lưỡng nhưng đọc không thấy phản cảm, không thấy ghê ghê. Thì ra, xác thịt đâu chỉ là xác thịt, xác thịt không có tội, qua xác thịt, thậm chí qua cả các pha đồng tính chỉ nghĩ đến dã ớn nổi da gà rồi, ta chỉ thấy một chút xa xót nhen lên với câu hỏi: Sao cuộc sống buồn thế, sao cuộc sống có quá nhiều những con người không dám sống đúng mình, sống đầy mặt cảm quẩn quanh, sống cái kiểu thân làm tội đời ích kỷ và tự kỷ như thế? Để rồi, sau tất cả là một tiếng chuông cảnh tỉnh riết róng: Hỡi con người, cuộc sống dẫu đến mức độ nào nhưng một khi đã dửng dưng vô cảm, đã đánh mất bản ngã, đánh mất hạt nhân dịu ngọt của tâm hồn, đánh mất niềm cảm thông vô bờ bến với nhau thì mọi sự trở nên vô cùng ảm đạm.
Bức tranh Nháp vẽ ra chẳng có gì xa lạ, nếu không nói là quá mức quen thuộc đối với chúng ta, đến mức đôi khi chúng ta coi là bình thường. Đến mức chúng ta quen dần với nó, chấp nhận nó, hoặc thậm chí đồng loã với nó. Chúng ta quên mất việc phải tra vấn cách chúng ta đang sống và những gì chúng ta đang làm.
Chúng ta phải làm gì để ngăn chặn chính chúng ta?
“… Khi tôi quay ra thì Yến đã về. Tôi nằm ngửa ra giường đầu óc nghĩ ngợi vẩn vơ. Hôm nay tôi đã sắp đi tới đích. Hôm nay tôi đã biết thế nào là cơ thể của một người con gái và tôi đã đạt tới khoái cảm dù tôi chưa đưa được cái của mình vào trong Yến. Nhưng Yến là của tôi. Yến sẵn sàng chiều tôi. Có thể ngày mai, ngày kia hay chủ nhật tuần sau tôi sẽ đi được tới tận cùng cảm xúc với Yến. Đúng lúc ấy chuông điện thoại vang lên. Tôi nghĩ là bố gọi. Nhưng không phải. Đầu dây đằng kia là Yến. “Anh xuống dưới nhà khoá cửa lại đi. Rồi nằm nghỉ ngơi cho khoẻ. Tối nay anh muốn ăn gì?
Tôi mỉm cười khi nghĩ đến chuyện mình không hề ốm. Yến lại đến và lần này thì tôi đã làm tốt hơn buổi sáng. Em đã cho tôi đưa cái của tôi vào người em ngay trên chiếc xô pha bọc da đặt dưới phòng khách. Tư thế lúc ấy thật kỳ quặc. Lúc đầu yến ngồi ở cái ghế đối diện phía bên kia bàn nước. Nhưng như thế thì chỉ một mình tôi xem được ti vi. Mà cái hình ảnh quảng cáo hôm ấy mới ngộ nghĩnh làm sao. Thế là yến chạy sang ngồi cạnh tôi để xem cho rõ. Thế là như một sự tự nhiên tôi vòng tay qua vai Yến. Thế là những ngón tay cứ thế lần tìm. Thế là lòng bàn tay cứ thế ve vuốt. Thế là… Yến phản ứng bằng cách quay sang tôi hỏi: “Anh còn thấy mệt không?”. Ô hay. Sao lại có câu hỏi hớ hênh thế nhỉ? Nghĩa là nếu không mệt thì em có thể chiều anh chứ gì? Ôi chao, cái con mèo ăn vụng chưa thành thì có bao giờ biết mệt là gì?
Tôi ép chặt Yến vào thành ghế. Môi tôi ngấu nghiến môi Yến, tay tôi không ngừng lục tung tất cả những gì vướng víu trên người Yến. Háo hức quá rồi, thèm thuồng quá rồi. Mê mẩn quá rồi. Sốt ruột quá rồi. Dục tốc, dục tốc. Tôi tụt thật nhanh cái quần lửng của mình xuống kéo theo cả chiếc quần con nhỏ xíu. Yến nhắm tịt mắt lại, không nhìn xem cái của tôi như thế nào. Tôi cũng chẳng biết là như vậy là to hay nhỏ, là dài hay ngắn, là xấu hay đẹp, là giống hay không giống như trong tưởng tượng của Yến. Tôi tìm cách để đưa nó vào trong người Yến. Ôi chao, sao mà khó khăn thế? Yến ngồi dựa nghiêng sang bên phải. Tôi quỳ trước Yến. Tư thế này không thuận lợi lắm cho người lần đầu làm tình. Yến lại cứ ngoảnh mặt sang một bên, chờ đợi, không chịu hỗ trợ gì cả. Cuối cùng thì rồi cũng vào được nhưng mà sao đau thế hả trời? Đúng lúc ấy Yến hét lên…
Yến đi rồi, một mình với căn phòng có bộ xô pha, tôi mới chợt nghĩ đến chuyện đi tìm xem vệt máu trinh tiết của Yến là như thế nào. Chẳng còn dấu vết gì cả. Chiếc khăn lau đã được giặt sạch tinh. Lớp da bọc ghế lạnh tanh, sáng bóng như chưa hề có một sự ân ái nào từng diễn ra ở đây
Nếu Yến không trưởng thành quá nhanh, nếu trí thông minh của Yến chỉ đủ giúp em làm một người bình thường, kiểu như một cô giáo dạy văn chẳng hạn, thì có lẽ chuyện giữa tôi và Yến sẽ chẳng có gì để nói. Chúng tôi sẽ có một tình yêu đẹp, và ít ra thì nó cũng sẽ được duy trì cho đến khi một lễ cưới được diễn ra…”
– “Nháp là cuốn tiểu thuyết về thế hệ lạc loài, “Lost generation” kiểu Việt Nam. Thế hệ nháp. Thế hệ phải đối mặt với sự đổi thay, hay thậm chí là sự tráo trở của các giá trị…” – Ngô Tự Lập
– “… Khi đọc bản thảo nháp tôi không nghĩ rằng nỗi ám ảnh kinh hoàng mà Nguyễn Đình Tú gây ra cho người đọc lại dai dẳng đến thế…” – Võ Thị Xuân Hà
– “… Nháp quả đấm của nhịp điệu nhanh, mạnh, hiện đại, cuồng nộ, nhịp điệu của giới trẻ toàn cầu…” – Chu Lai.
Mời bạn đón đọc.
Nháp: Từ cuộc sống phàm phũ đến dự cảm văn chương
Một cách sòng phẳng, nhà văn đã cho thấy cuộc sống nháp của một bộ phận giới trẻ đương đại với đầy đủ sự bất trắc của nó. Với nỗ lực của mình, Nguyễn Đình Tú đã đi từ trong lòng cuộc sống trần trụi để đem đến một dự cảm trong văn chương.
Một cách sòng phẳng, nhà văn đã cho thấy cuộc sống nháp của một bộ phận giới trẻ đương đại với đầy đủ sự bất trắc của nó. Với nỗ lực của mình, Nguyễn Đình Tú đã đi từ trong lòng cuộc sống trần trụi để đem đến một dự cảm trong văn chương.
Khi tiểu thuyết đương đại đang có xu hướng kết hợp những đặc tính của nhiều loại hình nghệ thuật, không phải bằng vẻ bề ngoài, mà đã lặn sâu vào trong để tạo ra sức hấp dẫn của một câu chuyện kể: từ trong cấu trúc, Nguyễn Đình Tú lại triển khai tác phẩm của mình theo đặc tính của phóng sự điều tra.
Nháp của Nguyễn Đình Tú bắt đầu nháp bằng cấu trúc, với việc xáo trộn câu chuyện của hai người bạn (Thạch và Đại), mà điểm kết dính (hay giao nhau) là những trùng lặp của cảm xúc, như một sự linh cảm. Nhưng những linh cảm ấy cũng mong manh khiến cho giao điểm trở thành những nút khuy bấm mà nhà văn có thể tháo rời.
Cả Thạch và Đại đều đang đi trong một cuộc hành trình dài lâu dò tìm nỗi ám ảnh của riêng mình. Ở Đại là cô gái mắt nâu có viên ngọc ước và con bọ ngựa chúa, một vẻ đẹp thánh thiện và thanh khiết mà anh khao khát. Nó gắn với những hang động kỳ bí và thánh đường tôn nghiêm, đủ để anh điên loạn khi thấy một đôi mắt nâu bị cuộc sống phũ phàm chà đạp.
Ở Thạch là những ám ảnh tình dục đã đeo đẳng anh từ lần quan hệ đầu tiên, khi khám phá những bí ẩn nơi cửa mình thiếu nữ, để từ đó nhận ra những nỗi bất lực khác của đời mình.
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Đình Tú đặt vào Nháp câu chuyện kiếm tìm hài cốt liệt sĩ, bằng những câu chuyện tìm kiếm linh hồn phiêu bạt, từ những linh cảm và dự cảm thiêng liêng.
Nó trở thành một sự đối trọng với cuộc hành trình của những người trẻ tuổi, đang sống một cuộc sống nháp, cũng từng ngày từng giờ tìm kiếm nỗi ẩn ức trong lòng mình, một thứ linh hồn phiêu bạt, ngay cả khi còn sống.
“Chúng ta không làm được gì để ngăn chặn chính chúng ta” (tr. 318), ngay cả đến những dòng cuối cùng, Nguyễn Đình Tú vẫn để cho nhân vật của mình hoang mang, day dứt.
Một cách sòng phẳng, nhà văn đã cho thấy cuộc sống nháp của một bộ phận giới trẻ đương đại với đầy đủ sự bất trắc của nó. Với nỗ lực của mình, Nguyễn Đình Tú đã đi từ trong lòng cuộc sống trần trụi để đem đến một dự cảm trong văn chương.
Đình Khôi
(Nguồn: Báo Tuần Việt Nam)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Phản biện sex trong ‘Nháp’ của Nguyễn Đình Tú
Nhiều bạn đọc ngỡ đây là một tiểu thuyết viết thuần nhất về sex, bởi lẽ trong hơn 300 trang sách thì có đến gần một phần ba là những trường đoạn nóng bỏng và phập phồng những cảnh huống ái ân.
Nhiều bạn đọc ngỡ đây là một tiểu thuyết viết thuần nhất về sex, bởi lẽ trong hơn 300 trang sách thì có đến gần một phần ba là những trường đoạn nóng bỏng và phập phồng những cảnh huống ái ân.
Tiểu thuyết mới của nhà văn trẻ Nguyễn Đình Tú có cái tên khá độc đáo: Nháp (NXB Thanh Niên, 2008) đã gợi sự tò mò cho bạn đọc. Và quả thật cuốn sách này đã có sự lôi cuốn ngay từ những trang đầu tiên với một giọng dẫn chuyện rất tự nhiên. Việc không bày đặt ra chương hồi cũng nằm trong dụng ý của tác giả để thu hút mọi liên tưởng và tìm kiếm sự đồng phát hiện của độc giả. Những bất ngờ ở các quãng chuyển đoạn và khả năng diễn tả những biến động tâm lý của nhân vật gây được hiệu quả thẩm mỹ và chứng tỏ khả năng tiểu thuyết của nhà văn trẻ đầy nội lực này.
Nhiều bạn đọc ngỡ như đây là một tiểu thuyết viết thuần nhất về sex, bởi lẽ trong hơn 300 trang sách thì có đến gần một phần ba là những trường đoạn nóng bỏng và phập phồng những cảnh huống ái ân.
Có điều lạ (hay đáng ghi nhận) là tác giả đã không bị lặp về hình ảnh chăn gối, cảm xúc giao hoan và những vẻ đẹp phồn thực của cơ thể con người. Ngay cả những chi tiết tưởng như đến nôn oẹ trong sự lạc thú đồng tính thì ngọn bút của tác giả cũng “vẽ” rất khéo, tưởng như dữ dội mà chừng mực, tưởng như sa đà mà biết dừng lại đúng lúc. Tác giả đã dẫn người đọc đến các cung bậc sex thật tự nhiên, không nhàm chán nên thấy dễ chịu và đồng cảm theo diễn biến tâm lý của nhân vật khi vào “cuộc mây mưa" đầy tâm trạng chứ không bị các hành vi tình dục dẫn dắt một cách thiếu kiểm soát. Tâm lý sex nào vậy? Đó là sự chuyển động đầy phức tạp và thao thiết của hai nhân vật chính, Đại và Thạch, tiêu biểu cho đời sống của lớp trẻ đương đại, đang trong giai đoạn khao khát khám phá thế giới quanh mình: tình yêu, gia đình, xã hội và bản thân trong mối tương tác với cái Đẹp, với văn hoá tính giao đồng chủng tộc và khác chủng tộc.
Đại và Thạch song hành cùng những mảng sống quá khứ và hiện tại, được Nguyễn Đình Tú dẫn dắt đan xen khá lý thú, làm cho câu chuyện có chất kết dính, tung hứng, mặc dù dòng "mục tiêu" của hai nhân vật đi hai hướng hoàn toàn khác nhau. Đôi lúc có cảm giác hai nhân vật này là hai mặt của một thực thể, là hai phiên bản của một nguyên bản. Nhưng rồi tính phản biện trong tâm lý của mỗi nhân vật bộc lộ càng lúc càng mạnh mẽ hơn. Tiểu thuyết là dòng chảy của những nghi vấn và phủ định liên tục cùng các mối mâu thuẫn đồng hiện đan chéo ngược xuôi, không có điểm bắt đầu và kết thúc.
Sự phản biện thứ nhất chính là nỗi khát khao tìm đến cái đẹp thánh thiện hoàn mỹ của Đại để rồi sa vào bi kịch và thức tỉnh. Cái đẹp tuyệt đối ở đây được thể hiện qua hình ảnh Thảo, một người bạn gái thuở nhỏ của Đại. Hình ảnh Thảo gắn liền với viên ngọc ước có khả năng đem lại cho nhân vật sự khoái thú thần tiên mỗi khi thực hiện hành vi giao ái. Viên ngọc kỷ niệm của Thảo như một quả cầu pha lê của tình yêu, có sức hội tụ và đốt cháy tình cảm con người hiện lên trong tiểu thuyết Nháp vừa thực mà vừa hư. Lúc hư là lúc nhân vật đang trải nghiệm bằng một đời sống tâm lý ảo, còn lúc thực lại là lúc đời sống tâm lý được đánh tráo ở một dạng thức khác. Sự phản biện trạng thái tâm lý nhân vật để chuyển tải thông điệp về bi kịch trước cái đẹp tuyệt đối này được trình bày khá thuyết phục trong tiểu thuyết, nhưng chỉ thế thôi thì khả năng tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú mới dừng lại ở sự minh họa một ý tưởng cũ trên nền một cốt truyện mới.
Lê Nhật Tân
(Nguồn: Báo Vnexpress)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn