Xem sách hay

Nhập Môn Logic Học

Mua ở đâu?
Phạm Đình Nghiệm

Nhập Môn Logic Học:

Logic học là khoa học xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Nó xuất hiện vào thế kỷ IV trước công nguyên, khi sự phát triển của khoa học nói riêng và tư duy nói chung đã đòi hỏi phải trả lời câu hỏi: làm thế nào để đảm bảo suy ra được kết luận đúng đắn, chân thực từ các tiền đề chân thực?

Từ “Logic” có nguồn gốc từ Hy Lạp “Logos”, có rất nhiều nghĩa, trong đó hai nghĩa ngày nay được dùng nhiều nhất như sau. Thứ nhất, nó được dùng để chỉ tính quy luật của sự tồn tại và phát triển của thế giới khách quan. Thứ hai, từ “logic” dùng để chỉ những quy luật đặc thù của tư duy. Khi ta nói “Logic của sự vật là như vậy”, ta đã sử dụng nghĩa thứ nhất. Còn khi nói “Anh ấy suy luận hợp logic lắm”, ta dùng nghĩa thứ hai của từ logic.

Theo quan điểm phổ biến nhất hiện nay thì logic học là khoa học về các hình thức, các quy luật của tư duy. Nhưng khác với các khoa học khác cũng nghiên cứu về tư duy tâm lý học, sinh lý học thần kinh…, logic học nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy để đảm bảo suy ra các kết luận chân thực từ các tiền đề, kiến thức đã có, và đưa ra các phương pháp để có được các suy luận đúng đắn. Để hiểu cặn kẽ hơn về đối tượng của logic học, ta phải tìm hiểu các đặc điểm của giai đoạn nhận thức lý tính và trả lời cho câu hỏi thế nào là hình thức và quy luật của tư duy.

Mục lục:

Chương 1: Đối tượng của logic học

Khoa học logic

Các đặc điểm của tư duy trừu tượng

Hình thức của tư tưởng và quy luật của tư duy

Sự hình thành và phát triển của logic học

Công dụng của logic học

Chương 2: Phân tích ngôn ngữ tự nhiên. Ngôn ngữ logic vị từ

Phân tích ngôn ngữ tự nhiên

Ngôn ngữ – một hệ thống ký hiệu

Ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ hình thức

Một số tính chất của ngôn ngữ tự nhiên

…..

Chương 3: Các quy luật cơ bản của tư duy

Quy luật đồng nhất

Quy luật không mẫu thuẫn

Quy luật triệt tam

Quy luật lý do đầy đủ

Chương 4: Khái niệm

Khái niệm về khái niệm

Định nghĩa khái niệm

Các thao tác logic đối với khái niệm

Chương 5: Phán đoán

Khái quát về phán đoán

Phán đoán thuộc tính đơn

Phán đoán phức. Phán đoán phủ định

Chương 6: Khái quát về suy luận

Định nghĩa về cấu trúc của suy luận

Suy luận hợp logic và suy luận đúng

Các loại suy luận

Chương 7: Suy luận trực tiếp

Định nghĩa và ví dụ

Các loại suy luận trực tiếp

Chương 8: Tam đoạn luận nhất quyết đơn

Định nghĩa và cấu trúc

Hình và kiểu của tam đoạn luận đơn

Các tiêu đề và quy tắc chung của tam đoạn luận đơn

Tam đoạn luận đơn giản lược

Suy luận với nhiều tiền đề là phán đoán nhất quyết đơn

Chương 9: Suy luận với tiền đề là phán đoán phức

Định nghĩa và tính hợp logic

Suy luận tự nhiên với tiền đề phức

Hợp giải

Chương 10: Suy luận quy nạp

Định nghĩa và cấu trúc

Một số phương pháp nâng cao độ tin cậy của kết luận quy nạp

Một số phương pháp xác định liên hệ nhân quả

Chương 11: Suy luận tương tự

Định nghĩa và cấu trúc

Tính chất của suy luận tương tự

Một số biện pháp nâng cao độ tin cậy của suy luận tương tự

Vai trò của suy luận tương tự

Chương 12: Chứng minh

Định nghĩa và cấu trúc

Một số ví dụ

Đặc điểm chứng minh trong các khoa học xã hội và nhân văn

Các yêu cầu đối với phép chứng minh

Chương 13: Bác bỏ

Định nghĩa

Một số ví dụ

Các phương pháp bác bỏ một mệnh đề

Chương 14: Nguỵ biện

Khái niệm

Một số loại nguỵ biện thường gặp

Phương pháp bác bỏ ngụy biện

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?