Xem sách hay

Nguyễn Khắc Viện – Tác Phẩm (Trọn Bộ 5 Cuốn)

Mua ở đâu?
Nguyễn Khắc Viện

Nguyễn Khắc Viện

Nguyễn Khắc Viện – Tác Phẩm (Trọn Bộ):
Trong lễ tưởng niệm bác sĩ Nguyễn Khắc Viện tại Paris, Tiến sĩ Sử học Charles Fourniau, Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp – Việt đã viết:

“… Ngay từ những phút đầu tiên, tôi nhận ra ngay đây sẽ là bậc thầy  của tôi. Và ông mãi vẫn là bậc thầy của tôi. Tôi may mắn được tiếp cận ông – một trong những trí tuệ sáng chói nổi bật nhất. Vốn văn hoá của ông, hay  nói đúng ra là vốn các văn hoá của ông, bởi lẽ ông có đến ba vốn văn hoá, Việt Nam, Trung Hoa, Pháp… quả thật dường như là vô hạn…”.

Nhiều tác phẩm của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cho đến nay vẫn còn những giá trị lớn lao. Bất cứ đối tượng nào, từ người già, thanh niên đến trẻ em đều có thể thấy qua tác phẩm của ông bóng dáng một người bạn, một người thầy, một người ông với kiến thức uyên thâm và tấm lòng nhân ái. Về một số vấn đề có tính thời sự, trong dịp tái bản cuốn “một đôi lời” trước ngày đi xa một năm, ông đã viết:”… Mới hơn 10 năm mà nay nhớ lại nhiều việc, như là chuyện thời xa xưa, cả nước đã chuyển sang một thời đại mới. Nay cho in lại, xin cứ giữ nguyên bản, không sửa chữa, như là một vết tích của một thời, để cho bạn đọc ngày nay thấy một số người “xưa kia” suy nghĩ những gì… Thời thế thay đổi, không thể không thay đổi ý kiến, loại trừ một số sai lầm tư tưởng, nhưng điều không thể thay đổi là cái đạo lý làm người. Thức thời, chứ không phải cơ hội…”.

Quả là toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Khắc Viện, kể cả những đề tài “thời sự” đã qua như phong trào “hợp tác xã” hay “Liên Xô”… vẫn sáng rõ một “đạo lý” đẹp đẽ và chung thủy của một sĩ phu trung trực, hết lòng vì nước vì dân, nên đều có giá trị bổ sung kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn cho nhiều thế hệ bạn đọc.

“Ai cũng khâm phục trí tuệ uyên bác, con người mẫu mực và lối sống cần cù, giải dị của ông”. (Hoàng Tùng).

“Cuộc đời bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là một tấm gương sáng giúp tôi thêm nghị lực để vượt lên số phận luôn đầy ắp những lo toan, vất vả, rủi ro, cơ cực khôn lường”. (Lê Phú Khải).

“Qua các bài viết của mình, bác sĩ Việtn cho thấy ông là một nhà bình luận xã hội cực kỳ nhạy cảm, có thể nói là một triết gia xã hội”. (David Marr và Jayne Werner).

“Nhiều người gọi ông là bác sĩ vì ông tốt nghiệp xuất sắc trường Đại học Y khoa năm 1941. Viện Hàn lâm khoa học Pháp trong một bài văn bản ghi chức danh ông là nhà thơ, nhà sử học vì dịch Truyện Kiền ra tiếng Pháp với cả tâm hồn thi sĩ, vì ông viết nhiều bài về lịch sử Việt Nam bằng tiếng Pháp. Một số người gọi ông là nhà báo vì ông viết nhiều bài giàu chất triết lý đăng trên nhiều báo trong và ngoài nước. Ở một số cơ quan y tế, giáo dục, người ta gọi ông là nhà tâm lý nghiên cứu tâm lý trẻ em. Nhà sử học Đào Duy Anh sau khi đọc một loạt bài nghiên cứu của ông gọi ông là học giả. Một số Việt kiều hiểu thấu đời ông gọi ông là sĩ phu hiện đại. Ai cũng có lý, tôi xin gọi ông bằng cái chức danh: nhà văn hoá” (Trường Giang).

“Là người hoạt động trong nhiều lĩnh vực, mọi người có thể biết và nghĩ về ông một cách khác nhau. Đó là người cha đẻ của bộ dưỡng sinh Việt Nam, nhà nghiên cứu tâm lý trẻ em, nhà báo, nhà nghiên cứu chính trị, nhà tuyên truyền đối ngoại, nhà văn, nhà làm phim khoa học, học giả đáng kính của thế giới thứ ba” (Vĩnh Xương)…

Mời bạn đón đọc.


Nguyễn Khắc Viện – Tác Phẩm (Trọn Bộ)
(VTV1 Ngày 10/04/2008)

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?