Xem sách hay

Nguyễn Khắc Viện – Đạo Và Đời(bia cung)

Mua ở đâu?
Nguyễn Khắc Viện

Nguyễn Khắc Viện

Nguyễn Khắc Viện – Đạo Và Đời:
Nguyễn Khắc Viện sinh ngày 5 tháng 2 năm 1913, xuất thân từ một gia đình khoa bảng (thân phụ là Nguyễn Khắc Niêm, đậu Hoàng Giáp năm 1907), quê xã Sơn Hoà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩh.

– Học tiểu học tại Hà Tĩnh và Huế, trung học tại Trường Quốc học Vinh và Quốc học Huế, sau đó ra Hà Nội học Trường Bưởi.
– Năm 1934: Đỗ xuất sắc ba bằng tú tài ở Trường Bưởi.
– 1934 – 1937: Học Đại học Y khoa Hà Nội.
– 1937: Sang Pháp tiếp tục học Đại học Y khoa.
– 1940 – 1941: Tốt nghiệp bác sĩ nhi khoa và các bệnh nhiệt đới (2 bằng). Tham gia hoạt động phong trào Việt kiều.
– 1942: Bị lao phổi và điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, tỉnh Grenoble, một bệnh viện dành cho trí thức và sinh viên Pháp. Sau 6 tháng điều trị, bệnh có đỡ, xin ra viện tiếp tục hoạt động. Nhưng vì ăn uống tham khổ và làm việc quá sức, bệnh tái phát.
– 1943 – 1948: Vào lại bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, phải lên bàn mổ 7 lần, cắt bỏ 8 xương sườn, toàn bộ phổi phải và 1/3 phổi trái, tưởng không thể thoát chết. Nhưng nhờ nghị lực cao, dần dần lấy lại sức, vừa nằm điều trị, vừa đọc sách triết học Đông – Tây, tìm ra phương pháp dưỡng sinh hợp với thể bệnh của bản thân để tự cứu chữa, đồng thời tham gia các hoạt động ủng hộ cuộc kháng chiến ở Việt Nam.
– 1949: Gia nhập Đảng Cộng sản Pháp, sinh hoạt trong chi bộ bệnh viện. Tích cực vận động trí thức trong bệnh viện ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam, đòi hoà bình, chấm dứt chiến tranh.
– 1950: Ra viện, hoạt động Việt kiều tại Grenoble.
– 1952 – 1963: Lên Paris thay Giáo sư Phạm Huy Thông làm Tổng thư ký kiêm Bí thư Đảng đàon Hội liên hiệp Việt kiều ở Pháp. Viết bài cho Tạp chí: La Pensée, La nouvelle Critique, Démocratic nouvelle, Europe… và hoàn thành tập sách Le sud vietnam depuis Đien Bien Phu. Vận động tri thức Pháp ủng hộ kháng chiến Việt Nam…

“Suốt cả cuộc đời, Nguyễn Khắc Việtn tuân thủ trung thực và trung thành một Đạo sống rất đẹp, vốn là cái truyền thống muôn đời của trí thức Việt Nam: yêu nước, lo dân”. (Hoàng Như Mai).

“Ở ông, sự cọ xát của những nền văn hoá Đông Tây không hề làm sứt xước mà ngược lại tô chuốt cho bản tính Việt Nam: một tính cách nhất quán nhưng lại mềm dẻo trong tư duy và có khả năng luôn tự điều chỉnh”. (Đỗ Lai Thuý).

“Không chỉ trong suy nghĩ mà toàn bộ con người ôn là một cầu nối giữa phương Tây và phương Đông” (Gunter Giesenfeld).

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?