Những nẻo đường về hồn thơ Việt
Tác giả Nguyễn Duy đã in 20 tập sách, trong đó có tới 17 tập thơ, nhưng phải tới “Nguyễn Duy thơ”- một tuyển tập thơ. Ở một góc nhìn khác, tập thơ như là một cách để Nguyễn Duy tìm được những nẻo đường về với hồn thơ Việt.
Cuốn “Nguyễn Duy thơ” không sắp xếp tác phẩm theo trình tự thời gian sáng tác như các tuyển tập thông thường mà được chia thành những chặng đường thơ như: “Đường làng”, “Đường nước”, “Đường xưa”, “Đường về”. Tự tay nhà thơ đã sắp xếp 283 bài vào các chặng đường thơ – cũng là chặng đường đời của mình. Ở phần “Đường làng” là những bài thơ in đậm dấu chân kỷ niệm một tuổi thơ với những cánh đồng cỏ và hoa, bờ ruộng lấm tấm dấu chân cua, con cá kho dưa, với những kỷ niệm níu váy bà đi chợ, bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật… “Đường nước” là nơi những dấu chân người lính đã hành quân qua, tình nghĩa đồng đội, quân dân. “Đường xa” mang những trải nghiệm từ Á sang Âu, từ những vùng cổ kính tới những thành phố hiện đại, đôi khi là nhìn về đất nước từ nơi xa nữa. Nhà thơ dành phần “Đường về” cho sự tìm về mảnh đất quê của những hương đồng gió nội mà “đời ta khởi đầu từ nơi ấy”.
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhận xét: “Hình hài Nguyễn Duy giống như đám đất hoang, thơ Nguyễn Duy là thứ cây quý mọc trên đám đất hoang đó”. Và “Nguyễn Duy thơ” là những gì tinh túy nhất, là hoa thơm, quả ngọt của thứ cây quý ấy.
Tần Tần (Báo Hà Nội mới)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn