Nguyễn Đình Thi – Tác Giả, Tác Phẩm (Văn Học Trong Nhà Trường):
Trong cuộc đời của một người viết văn, có những năm tháng sống tha thiết, mãnh liệt, để lại những dấu ấn đậm đà, những âm vang sâu lắng trên toàn bộ tác phẩm.
Nguyễn Đình thi bắt đầu viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám. Từ năm 1942 ông đã xuất bản hàng loạt tác phẩm triết học. Trong thời kỳ hoạt động ở Hội Văn hoá Cứu quốc bí mật, ông đã viết một số tiểu luận đăng trên báo chí bí mật và công khai. Đáng chú ý nhất là bài nói chuyện ở ngày hội sinh viên năm 1944 – sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích – đăng trên tạp chí Tri Ân. Nguyễn Đình Thi tìm cách hướng phong trào đấu tranh của sinh viên vào con đường dân tộc chân chính, chống lại những xu hướng phục cổ, tôn sùng tư tưởng thần bí, phong kiến, kêu gọi họ tìm bản sắc dân tộc trong “nền văn chương đại chúng”.
Trong thơ văn của ông, những dòng sông đã chứng kiến bao lần hưng vong của đất nước chính là tương trưng cho nguồn sống luôn luôn tràn đầy của một dân tộc bất khuất. Từ Hồng Hà mênh mông cuồn cuộn phù sa, cho đến “sông Thao hiền từ cuộn đỏ, ta về chiến thắng huy hoàng”. “sông Kỳ Cùng ào ào sóng đổ, những ngày mải miết hành quân”, rồi “sông Lô, sông Chảy, đại bác gầm lên tiếng tự hào” với những “lửa Phố Ràng, Phố Lu còn cháy, bến Bình Ca sóng vỗ xôn xao”… Đất nước hiện lên trong thơ với phong vị cụ thể của những vùng quê hương khác nhau. Từ Việt Bắc với những dãy núi xanh chàm, nhấp nhô cuộn sóng đến tận chân trời, những vùng trung du Vĩnh Yên, Phú Thọ với những dải đồn chập chùng, nghìn vạn cây cọ xoè sáng bên dòng sông rộng đỏ cho đến Hà Nội “xanh tươi bát ngát Tây Hồ” với năm cửa ô tíu tít gánh gồng, rồi Hải Phòng với quán Bà Mau, ngõ Bà Chìa, bến Đá, chợ Cột Đèn, chợ Sắt, chợ Đưa Người, “những tên gọi sao mà vất vả, chẳng khác lênh đênh những cuộc đời”.
Phần lớn văn nghệ sĩ của chúng ta đi vào cách mạng và kháng chiến với tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc. Nguyễn Đình Thi cũng như thế, nhưng ông đến với cách mạng sớm hơn, vì vậy cảm hứng về dân tộc, đất nước ở trong thời kỳ đầu sâu sắc, mãnh liệt hơn, mang một ý nghĩa tiêu biểu hơn.
Sức mạnh của cây bút Nguyễn Đình Thi là sức mạnh của một nhà văn có trình độ kiến thức về nhiều mặt, có khả năng tổng hợp, nêu bật lên được những tư tưởng – chủ đề lớn với chiều sâu và tầm khái quát cao.
Phần lớn tiểu thuyết của Nguyễn Đình Thi viết về đề tài “chiến tranh và cách mạng”. Trong các xã hội cũ, chiến tranh, bộc lộ những ung nhọt, những mâu thuẫn đối kháng, báo hiệu một tình trạng khủng hoảng hết sức trầm trọng…
Mục Lục:
Phần 1: Nguyễn Đình Thi – một tài năng đa dạng, độc đáo
Phần 2: Nguyễn Đình Thi – một điệu hồn mới lạ
Phần 3: Văn xuôi Nguyễn Đình Thi
Phần 4: Đóng góp của Nguyễn Đình Thi qua tiểu luận phê bình và kịch
Phần 5: Nguyễn Đình Thi trong hồi nhớ của bạn bè, người thân.
Mời bạn đón đọc.