Xem sách hay

Người Quảng Nam – Ký Và Tản Văn

Mua ở đâu?
Lê Minh Quốc

Lê Minh Quốc

Người Quảng Nam – Ký Và Tản Văn:
Tập sách của Lê Minh Quốc quả là nhọc công, có gợi mở nhiều vấn đề thú vị, tản mạn trong nhiều chương sách. Đã chứng minh được nhiều đóng góp của người Quảng nói chung trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt. Dễ đọc, dễ theo giỏi. Có lúc văn phong bay bướm, dễ cảm thông nhưng lại có khi “nghiêm nghị” quá. Trước đây tác giả ao ước có đủ tài liệu, thời gian để làm cuốn sách, đại khái tên gọi “Vai trò người Quảng đối với kinh tế ở Nam kỳ “. Vai trò này rất lớn, không thể không khẳng định qua những lý giải khoa học, có chứng cứ. Đây cũng là một gợi ý, hy vọng sẽ có người Quảng Nam tâm huyết theo dõi đề tài nầy.
Viết tập sách về vùng đất mà mình chôn nhau cắt rốn, sinh ra là đáng hoan nghênh.

“Mưa vẫn bay bay trên tầng tháp cổ …”. Lời hát của Trịnh Công Sơn đã đánh trúng vào tâm thức người Việt ở phiá Nam. Di tích của vương quốc Chăm, sau nhiều thế kỷ hưng thịnh hãy còn dãy dầu mưa nắng tại Quảng Nam và vẫn còn sự suy nghĩ mông lung.
Nghĩ vể Quảng Nam, hẳn trong ký ức của nhiều người thấy trước mắt mình hiện lên một dãy đèo sừng sững, cao ngất, uy nghi giữa trời mây thênh thang bát ngát. Trước mặt mở ra một vùng biển xanh chập chùng, xanh đến nao lòng. Bởi còn nghe sóng réo bên tai. Bởi mây xanh đang cuồn cuộn trên đầu.  
 
Mời bạn đón đọc.


Người Quảng Nam

(SGGP Ngày 09/06/2007 )
Lê Minh Quốc và “Người Quảng Nam”

Thật thú vị khi đọc lời tựa của tác giả “Người Sài Gòn” – nhà văn Sơn Nam viết cho tập “Người Quảng Nam” của nhà thơ Lê Minh Quốc: “Tác giả của tập sách quả là nhọc công, gợi mở nhiều vấn đề thú vị, tản mạn trong những chương sách và đã chứng minh được những đóng góp của người Quảng nói chung trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt. Sách dễ đọc, dễ theo dõi, có lúc văn phong bay bướm, dễ cảm thông nhưng lại có khi “nghiêm nghị” quá… Viết tập sách về vùng đất mà mình chôn nhau cắt rốn, sinh ra, là đáng hoan nghênh. Sẽ có người đồng ý điểm này, chưa đồng ý đoạn kia, không sao, miễn là viết bằng cái tình, vì tình tự quê hương mà không nhằm vụ lợi riêng tư nào”.

Trong tập sách này, với thế mạnh là người đã sinh ra, lớn lên tại Quảng Nam nên Lê Minh Quốc có điều kiện đi điền dã để đưa vào trang sách của mình nhiều thông tin mới mẻ. Chẳng hạn nói cái bánh tráng, anh viết: “Theo tôi, tìm ra một cách ăn mới đặng thưởng thức cái ngon mới, lạ của chiếc bánh tráng là thuộc về người Quảng. Họ đã “sáng chế” ra một cách ăn mới không “đụng hàng” với bất kỳ địa phương nào: “bánh tráng đập”…

Vẫn là bánh tráng nhưng với loại tráng dày bột người ta đem nướng. Tất nhiên phải nướng trên lửa đỏ liu riu, chứ nướng bằng lửa của “lò xô” hay bếp gas thì hỏng. Rồi trên cái bánh tráng nướng ấy, người ta lại thận trọng trải thêm một cái bánh tráng ướt. Vậy là xong. Hoàn chỉnh. Ta thấy trên khô có ướt. Khi ăn, ta bẻ đôi lại, cho phần bánh tráng ướt vào trong và… đập dập! Sao lại đập mạnh như thế? Đập nhẹ nhàng thôi. Một âm thanh vọng lên vui tai. Bấy giờ khô và ướt quyện vào nhau như âm níu lấy dương, như nam quấn quíu lấy nữ tạo nên một cảm giác ngon bùi thân mật”.

Có thể nói, với tập sách này, nhà thơ Lê Minh Quốc đã có sự khảo sát về mặt địa lý, lịch sử, nhân vật, miếng ăn tiêu biểu của vùng miền… với mong muốn góp phần khám phá tính cách, cá tính đặc trưng của người Quảng Nam. Theo anh, đó là một vùng đất lịch sử đã trao những nhiệm vụ thiêng liêng phải thực hiện và đã hoàn thành một cách vẻ vang. Chẳng hạn, đây là nơi sớm nhất hình thành chữ quốc ngữ, là nơi trước nhất nổ ra cuộc chiến tranh Pháp – Việt mở đầu giai đoạn lịch sử cận đại Việt Nam, nơi lính Mỹ đổ bộ đầu tiên trong chiến lược chiến tranh cục bộ tại miền Nam Việt Nam, nơi có “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” nhiều nhất trong cả nước… Hoặc đây là nơi ra đời của Duy Tân hội, nơi khởi xướng phong trào Duy Tân… Trong tập sách này, tác giả không quên phân tích sự thành công lẫn thất bại của người Quảng Nam – Đà Nẵng từ cá tính quyết liệt “Quảng Nam hay cãi”!

Nhật Hà

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Cái Chết Của Achilles

(Chủ Nhật , 20/04/2008)
Tiểu thuyết của Bonsa Akunin, Lê Thị Lan Hương dịch, NXB Văn hóa Thông tin. Erast Fandolin, một thám tử thông minh, luôn thành công trong rất nhiều vụ án phức tạp. Trở về Moscow sau sáu năm vắng mặt, Fandolin bị kéo vào vụ án của tướng quân Sobolev, người anh hùng Nga nổi tiếng đã chết trong căn phòng của một gái điếm

Với sự trợ giúp của những nghệ thuật chiến trận học được ở Nhật Bản, người được coi là Sherlock Holmes của nước Nga, đã lần tìm ra sự thật và đem lại những bất ngờ rất thú vị cho độc giả. Chỉ tính riêng ở Nga, những cuốn sách viết về thám tử Erast Fandolin đã bán được hơn mười triệu bản.

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?