Ngày Toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 năm 1946 bắt đầu từ Thủ đô Hà Nội. Ngày ấy, nhân dân Thủ đô đã nhất tề đứng lên cầm súng, giáo mác, gậy gộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ Thủ đô, bảo vệ nền độc lập non trẻ của Tổ quốc.
Một bộ phận người dân Hà Nội – những cụ già, đàn bà, em nhỏ đã tản cư về các vùng quê, lên chiến khu Việt Bắc, vào khu III, khu IV…
Tác giả cuốn sách hồi ấy là một cậu thiếu niên năm tuổi đã theo gia đình tản cư về các vùng thuộc tỉnh Hà Đông rồi vào Thanh Hoá. Những gì xảy ra trên chặng đường tản cư mà tác giả được chứng kiến đã dần dần giúp cậu thiếu niên – tác giả hiểu thế nào là chiến tranh, là tội ác của thực dân Pháp, là tình thân ái, nghĩa đồng bào,… và chính những điều ấy là nền móng giúp tác giả trưởng thành sau này.
Xin trân trọng giới thiệu với quý bạn đọc truyện ký “Người Hà Nội ra đi” nhân dịp cả nước đang hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Mục lục:
Lời nói đầu
Chương 1: Ngày xa quê
Chương 2: Phố Ga năm ấy
Chương 3: Đừng bắn
Chương 4: Mùa đông ảm đạm
Chương 5: Luận bàn chữ “Nhân”
Chương 6: Về làng Quán Bóng
Chương 7: Tết kháng chiến đầu tiên
Chương 8: Ngày bà mất ở một làng công giáo
Chương 9: Trận càn khủng khiếp
Chương 10: Ông tôi lại ra đi
Chương 11: Ông tôi trở lại quê Bưởi
Chương 12: Đêm trăng nghe kể chuyện kháng chiến
Chương 13: Băng rừng đến xứ Thanh
Chương 14: Xưởng giấy Bưởi dưới chân núi Nhồi
Chương 15: Nghe đại tá Hoàng Minh Thảo nói chuyện
Chương 16: Gặp lại chị gái và anh rể
Chương 17: Lớp học ở Rừng Thông
Chương 18: Máy bay – tội ác
Chương 19: Nghe nói chuyện thơ kháng chiến
Chương 20: Đón tin hoà bình
Chương 21: Trở về Hà Nội
Mời bạn đón đọc.