Khác với những cây bút nữ “thời thượng” của thập niên 1970, Nguyễn Thị Thụy Vũ đã chọn một lối đi khác hẳn: Khai thác về số phận vũ nữ, gái bán bar với nhiều chi tiết được thể hiện bằng con mắt quan sát của một nhà báo. Sỡ dĩ có được những trang viết sống động, tươi mới này, Nguyễn Thị Thụy Vũ cho biết, từ năm 1961, khi từ quê nhà Vĩnh Long lên Sài Gòn bà học tiếng Anh và sau đó đi dạy cho các cô bán Snack Bar. Nhờ đó, bà đã có chất liệu ngồn ngộn, chân thực để viết.
Sự tồn tại của loạt tác phẩm về đề tài này như Lao vào lửa, Ngọn pháo bông, Mèo đêm… không phải ở tình tiết bề ngoài mà chính là cái nhìn nhân văn, sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn về một tầng lớp phụ nữ bị rẻ rúng, khinh thường – nói như thi hào Nguyễn Du, đó là hạng “Sống làm vợ khắp người ta”, nhưng cuối cùng số phận của họ bi đát, cơ cực ra sao, ngòi bút của Nguyễn Thị Thụy Vũ đã có nhiều nỗ lực chạm đến.
Mời bạn đón đọc.