Xem sách hay

Nghiêng Tai Dưới Gió

Mua ở đâu?
Lê Giang

Lê Giang

Nghiêng tai dưới gió là tập tạp văn hay đúng hơn là tập tự truyện mới nhất của nhà sưu tầm dân ca – Lê Giang vừa mới được nhà xuất bản Trẻ cho ấn hành. Những mẩu chuyện được ghi lại trong tập sách này như những lời tâm tình, tự sự của chính tác giả kể về những tháng ngày vất vả lội núi băng đồng, những tình bạn chân thành và ấm áp trong những ngày kháng chiến. Qua đó cũng giúp bạn đọc thấy được cảnh sống thanh bạch và giản dị của đôi vợ chồng nghệ sĩ trọn đời gắn bó với dân ca.

Mục lục:
Nghiêng tai dưới gió hay là một cách thế ở đời
Tiếng sáo đêm Đăk Phơi
Mùa cá chốt giấy
Miếng ăn – nhớ cảnh mến người
Xóm góa
Chuyện kể nửa chừng
Mít non hầm
Gởi tới một bông hồng
“Say bờ”
Câu” thần chú”… dưới rặng trâm bầu
Giây lát chuyện nhà
Thẳng thét một ngày anh và tôi
Chuyện vui về những chiếc đồng hồ
Đi chợ với đàn ông
Vườn nhà ai nấy thơm
Những giấc chiêm bao kỳ thú
Cô em chồng của bạn tôi
Mái che thân – làm sao nhớ, làm sao quên!
Tập đi bằng đầu
Tới thăm nhà bạn
Tháng 6 trên vườn treo
Thằn lằn ơi, thôi đừng chắc lưỡi
Đêm điểm danh
Đêm qua ai đốn cây xoài
Thương lắm đất Sài Gòn
Kẻ trốn chạy đang lấp ló

Mời các bạn đón đọc.


Nghiêng Tai Dưới Gió
Những giai điệu đa thanh

TT – Lê Giang gọi cuốn sách của mình là tạp văn. Tôi đọc, lại nghĩ mình đang đọc tự truyện. Qua những trang sách của chị, tôi mường tượng ra được một phụ nữ gạt nước mắt gửi lại con thơ để lên đường ra trận, hình dung ra những tháng ngày vất vả lội núi băng đồng, những tình bạn chân thành và ấm áp, và như thấy mồn một trước mắt cảnh sống đơn sơ mà giàu cảm thông trong gia đình chị.

Tôi khoái nhất những trang ngòi bút tác giả đụng chạm đến chuyện ăn uống. Tôi không phải là người ham ăn uống, nhưng cái kiểu ăn uống của Lê Giang, cái cách bàn về ẩm thực của chị có điều gì đó rất gần gũi với tôi.

Tôi lớn lên ở thôn quê miền Trung, lớn lên trong các món ăn dân dã như bánh ú, bánh ít, rau lang, rau muống, khoai khô, khoai chà và đến bây giờ vẫn khôn nguôi nhung nhớ thì Lê Giang cũng vậy.

Trong suốt tập sách của mình, người con gái của sông Gành Hào không ngừng tha thiết nhắc tới những món ăn đơn sơ quê kiểng: cá trê, cá sặt, cá chốt giấy, bông súng, điên điển, bông so đũa, khổ qua đèo, rau đắng đất, bông mướp, đọt bầu, cổ hẹ, rau mác, bông bí, rau ngổ, cọng bồn bồn…

Chị và nhạc sĩ Lư Nhất Vũ gặp nhau ở một điểm: thích nấu nướng, thích thưởng thức những món ăn gợi nhớ “ngày xưa còn bé”.

Với chị, nấu nướng cũng giống như làm “lời mới” cho một bài dân ca, hoa lá cỏ cây chim trời cá biển đã có tự ngàn xưa nhưng mỗi ngày biết “biên soạn” lại sao cho phù hợp với tuổi tác và tâm tình của người đối diện là một nghệ thuật – không chỉ nghệ thuật của bàn tay mà còn là nghệ thuật của tâm hồn: cái bàn là chiếc gương soi mình hằng ngày.

Soi mình vào chiếc bàn hằng ngày thì trong chúng ta ai cũng “soi”. Nhưng soi để thưởng thức, để ngẫm nghĩ, để điều chỉnh, để nhìn từng màu sắc, ngửi từng hương vị trên bàn viết, bàn ăn mà rèn cho tâm hồn mình luôn hòa quyện vào thiên nhiên, vào cuộc sống chung quanh sao cho thích ứng hài hòa thì không phải ai cũng làm được.

Để có thể cảm thụ cuộc sống tới mức đó, chắc chắn không thể sống thờ ơ. Mà phải sống mạnh mẽ, chân thành, lòng như muối mặn, và nhất là phải biết “nghiêng tai dưới gió” để đón bắt những giai điệu đa thanh của cuộc đời. Như Lê Giang.

Theo Báo Tuổi Trẻ 16/07/2006 NGUYỄN NHẬT ÁNH

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Sóng Biển Rì Rào
(Thứ Năm, 05/04/2007)

Sóng biển rì rào

TTO – Có thực là đối diện với đại dương, con người mới càng thấy mình bé nhỏ? Đã có người đi biển nói với tôi rằng đấy chỉ là băn khoăn của người ngoài cuộc. Người lành nghề biển, lại là người can trường bản lĩnh, không ai nghĩ như vậy.

Nhưng cũng đúng. Đúng ở chỗ một khi đã quăng thân vào đời đi biển, mọi toan tính tầm thường, mọi mâu thuẫn xung khắc đã gay gắt đến đâu giữa thủy thủ với nhau cũng trở nên nhỏ bé khi đứng trước tai họa mà biển cả đem đến… Chỉ còn một cách là biết cách rộng lượng với nhau, đùm bọc lẫn nhau. Cướp biển, Tình người ở biển, Sưu tập… là những truyện mà Trương Anh Quốc gửi gắm thông điệp như thế.

Tác giả dọn cho người đọc một bữa tiệc văn chương có nhiều món ngon: Vị khách lạ, truyện ngắn về một người bán cá Ấn Độ trốn khỏi quê hương, ở lại trên tàu Việt Nam, chắc là mơ đến một bờ bến mới. Câu chuyện thật sự gây xót xa về thân phận của người nghèo trên thế giới này, nghèo khổ đến mức phải bỏ xứ mà đi, phải chịu kiếp trôi dạt chẳng đến được bến nào. Gọi điện – câu chuyện của những thủu thủ lênh đênh trên biển, gọi điện về nhà nghe tiếng nói của con, nhưng qui định trên tàu lại cấm gọi điện. Cái kết thật bất ngờ và xúc động khi tác giả hình như đã làm cho người đọc thấy giọt nước mắt của ông thuyền trưởng người nước ngoài.

Trương Anh Quốc có lối dẫn truyện độc đáo và nhiều bất ngờ trong những truyện Cướp biển, Vị khách lạ, Gọi điện, Sưu tập… Bất ngờ mà hợp lý, điều ấy bao giờ cũng đòi hỏi sự lành nghề văn chương.

Suốt những năm 1970-1980, nghề thủy thủ tàu viễn dương là mơ tưởng của nhiều người thời túng thiếu. Truyền thuyết màu xám về cái nghề dễ giàu xổi khiến cho đôi ba tác phẩm đề tài này sa vào công thức, một chiều, ít lưu lại tâm trí. Hiếm có nhà văn nào ở ta viết được một tác phẩm đậm đặc chất biển, đậm đặc chất “viễn dương”, tươi nguyên và hấp dẫn như thế này.

Nhà văn HỒ ANH THÁI

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?