Ngày Tháng Ngao Du đi bước ngu dao nghiêm mật phiêu bồng trong toàn thể phiêu bồng của nó. Không thể tách rời một bài nào ra, để công kích hay tán dương theo lối hồ đồ bác học. Cũng không thể bảo rằng một bài nọ viết khá, một bài kia viết kém. Đành rằng ngao du là ngao du với bước đi của ngon ngữ thượng thừa, nhưng thỉnh thoảng cũng phải chịu chơi giấn thân vào cuộc với ngôn ngữ hạ thừa. Tỷ như: lúc phải nêu vấn đề học Kinh Phật với Kimura Taiken, buộc phải lý luận với học giả, thì ngôn ngữ phải tự thân hạ thấp cho vừa tầm câu chuyện. (Bọn trí thức phàm phu si độn thì cố nhiên cho rằng bài đó viết giỏi, và có thể lấy làm ngạc nhiên sao trong một cuốn sách lăng nhăng mà nảy ra được một bài tài tình như thế!) Dù sao thì dù, lúc ngôn ngữ Ngao Du đi bước hạ thừa, nó vẫn đi trong nếp gấp riêng biệt của Ngao du và được Ngao Du chiếu cố bằng những làn cánh thượng thừa chuồn chuồn phấp phới.
Phải thể hội điều đó, rồi hãy nói tới sự vụ đọc trở lại những Bộ Kinh Phật, đọc trở lại Evangile, đọc trở lại Shakespeare, Sophocle Nguyễn Du Camus Gide Saint-Exupéry.
Suốt một quyển Nam Hoa Kinh, Trang Tử chỉ nói toàn chuyện nhảm nhí với bọn người nhảm nhí. Nên từ đó, chỗ vượt bực và chỗ kém cỏi của Trang Tử học giả vĩnh viễn không nhìn ra. Nêu vĩnh viễn không thể nào cùng bọn học giả nêu trở lại vấn đề Trang Tử trong tương quan với những bộ Kinh Phật hoặc với một loại détourment catégorique nào mà Hoelderlin đã nói tới, và đã đáp vào bằng cuộc điên cuồng du hý bất khả tư nghị của ông. (Tái bút cho ngày tháng ngao du – Bùi Giáng)
Mời bạn đón đọc.