Nến cong và lửa thẳng là cuộc hành trình của tác giả vào những nơi hiểm trở, xa xôi của đất nước để viết phóng sự điều tra. Lang thang hết xứ Thái hoa ban rồi trở ngược Phong Thổ vượt Ô Quy Hồ về với Sa Pa mù sương. Rồi lặn lội vào Tây Nguyên đôi khi quá mạo hiểm để đấu tranh về tổ chức và con người lợi dụng đồng bào ít người để chống lại Đảng, Nhà Nước và táo bạo bày tỏ chính kiến của mình nhằm đưa ra vào tác phẩm những thực tế ngồn ngộn. Chẳng hạn, tác giả viết về những người âm thầm, lặng lẽ có tấm lòng bác ái dám hiến cả cuộc đời mình bù đắp phần nào cho nỗi đau ở làng phong, đem cả tuổi xuân chôn vùi với lam sơn chướng khí vùng Di Linh; về một người suốt 18 năm sống một mình trong hang núi; về một cái nghề “lạ quá, rùng rợn quá” nhưng thầm lặng và cao quý – coi nhà xác; về dân tộc Khơ mú vùng Văn Chấn – một cộng đồng người từng bị miệt thị, từng bị dân tộc khác áp bức, nô dịch với mặc cảm “thân phận rất tội tình”; về cuộc đời nghéo khó, gian khổ của một người mẹ mù lòa nuôi bốn người con vào đại học…
Đi, sống và thâm nhập vào thế giới nhân vật đang tìm hiểu, Đỗ Doãn Hoàng đã mang vào đó hơi thở của cuộc sống hiện đại trên những trang viết đậm tính nhân văn.
Mục lục:
Lời giới thiệu
Nến cong và lửa thẳng
Những “tín đồ rùa”
“Nằm ngửa thấy ong, nằm nghiêng thấy cá”
Suốt 18 năm sống một mình trong hang núi
Đứa con người bệnh phong: Tình nguyện “bắc thang đá lên… trời”!
Năm ngày ở cánh bướm miền Đông
Người đàn bà khóc qua ba thế kỷ
Theo bóng vượn đen ở Mù Căng Chải
Coi nhà xác – Trần gian còn một thứ nghề
Tôi đi ngủ thăm
Lạc lối dưới chân Bù Chồng Cha
Cọ buồn trên đất lá
Chia xa dòng Nậm Tộc
“Mõ làng liệt truyện”
“Làm thịt” Pơ-Mu
Phía sau núi cao và mây mù
Nổi nênh… nghiệp rối
Những ô cửa nằm chờ rong rêu
Những loài cá chết chìm trong nước
Người đàn bà khóc trong rừng Săng Lẻ
“Bà Nhàn lòa” nuôi bốn con học đại học
Cao nguyên và sự khắc nghiệt của đá
Đi tìm bẫy đá Pinăng Tắc
Cảm nhận Bạch Long Vĩ
Ký sự đồng rừng
Men buồn làng rượu cổ
Qua miền Tây Bắc.
Mời bạn đón đọc.