Xem sách hay

Nắng Và Hoa

Mua ở đâu?
Cao Huy Thuần

Cao Huy Thuần

Nắng và Hoa :Nhẹ nhàng, đạo vị như chuyện kể quanh chén trà , Nắng và Hoa đưa người đọc vào thế giới thiền một cách tự nhiên như hơi thở…

Nắng và hoa tập hợp một số bài viết gần đây có liên quan đến triết lý đạo phật. Tôi nói: có liên quan đến, bởi vì tôi không có ý định hay tham vọng viết về triết lý đạo phật ; tôi chỉ mượn hứng từ triết lý đạo phật để viết về những chuyện thường ngày của cuộc đời hay để đọc một bài thơ. Sách được viết cho mọi gia đình, mọi lứa tuổi, Nắng và Hoa đặc biệt mong đến tay các bạn trẻ. Thế giới đang mở rộng ra trước mắt các bạn và tuổi trẻ là tuổi khám phá. Hãy khám phá! Hãy lên đường ! Nhưng hãy mang theo một ít hành trang tư tưởng để biết mình từ đâu đến và đi đến đâu. Hãy khám phá cái mới trước mắt. Nhưng hãy biết rằng thế giới hiện đại ngày nay cũng đang khám phá cái mới trong chính hành trang của bạn. Như các bạn, tác giả cũng là người đã đi. Và nhờ đi nên biết rằng cái mới nhiều khi nằm ngay nơi bước chân khởi hhành của mình. Quyển sách muốn sang sẻ với các bạn sự khám phá vô cùng thích thú đó.

Gồm 24 Tác Phẩm như:
-Bác Hãn lên chùa
-Sư bà
-Ta với ta
-Đọc Kinh bốn mươi hai bài
-Đồng hồ trước nhà ga Huế
-Một nửa của tôi
-Thư gửi Quỳnh Tiêu
-Từ một kỷ niệm xưa
– Nước giếng trong
-Tôi ở bên này, tôi ở bên kia
-Đọc Kinh với thấy Thiện Châu
-Cỏ non xanh tận chân trời
-Một buổi chiều tháng sau
-Thầy tôi trong cõi gió trăng
-Buồn bã với những môi hôn
-tam quốc
-Mặt trăng thứ nhất
-nắng và hoa trên mộ
-Chiếc áo
-…
Mời bạn đón đọc.


Nắng Và Hoa
Chân dung người chưa gặp

TTCT – Mới chỉ đọc sách, chưa gặp tác giả bao giờ, tôi giống như nhiều độc giả, cố gắng từ sách mà hình dung ra chân dung tác giả Nắng và hoa(*). Hầu như cuốn sách nào cũng mang gương mặt tác giả – văn là người. Nhưng đâu phải cuốn sách nào cũng khiến ta có ý muốn tự phác ra chân dung người viết.

Nước giếng trong có lẽ là bài hội tụ nhiều dấu ấn của Cao Huy Thuần. Tác giả băn khoăn về một câu trong bài ca dao Lính thú đời xưa:… Ba năm trấn thủ lưu đồn/ Ngày thời canh điếm tối dồn việc quan/ Chém tre đẵn gỗ trên ngàn/ Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai/ Miệng ăn măng trúc măng mai/ Những dang cùng nứa biết ai bạn cùng/ Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng.

Thắc mắc là ở câu cuối. Tác giả lấy giọng của một độc giả bất kỳ mà bảo: “Câu thơ thật lạ kỳ, như ở đâu bay vào bài thơ, lạ hoắc, lãng xẹt”. Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng. Thế là ta bắt đầu chia sẻ nỗi băn khoăn thắc mắc của tác giả. Ta để cho Cao Huy Thuần dẫn dắt trong cuộc truy tìm lý do có mặt của câu thơ nọ.

Ông dẫn ta đi loanh quanh thế nào mà lạc vào thế giới thiền, gặp những bồ tát, những thiền sư từ thời nảo thời nào. Rồi bất ngờ, ông đặt vào miệng họ cái câu: Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng! Thậm chí chỉ là bật lên: Nước giếng trong! Thậm chí chỉ là quát lên: Nước!

Tiếp tục tóm lược lại hành trình lý giải một câu thơ của Cao Huy Thuần, tức là ta rất dễ rơi vào tình trạng mà chính tác giả đã phản đề: các vị thiền sư điên hết cả rồi sao? Vậy thì ta sẽ không tóm lược, ta phải đọc bài Nước giếng trong bằng mắt của chính mình. Rất dễ hiểu. Đọc hết bài, dần dần đã thấy hiện lên gương mặt tác giả.

Đấy là một nhà giáo. Bình giảng thơ rõ ràng, khúc chiết, dẫn dắt tuần tự với những thao tác khoa học, những sự gia giảm liều lượng vừa đủ hợp lý.

Đấy là một nghệ sĩ có sự nhập thân vào nhân vật vào tác phẩm, sự rung động tinh tế với câu chữ, dẫn đến một kết cục bất ngờ và rất “nghệ”.

Đấy là một thiền sư. Những hiểu biết tôn giáo và những trải nghiệm đã hài hòa đến mức như cá bơi lội nhẹ nhàng trong nước.

Từ chuyện học giả Hoàng Xuân Hãn lên chùa mà Cao Huy Thuần ngẫm ngợi: “Nhà nho lên chùa? Đúng là tinh túy của văn hóa VN! Thời trẻ, Nho quì trước vua, trung hiếu tiết nghĩa. Bạc đầu, Nho tìm cửa Phật, sắc sắc không không. Nho chưa thấy Phật lúc tuổi còn xanh vì con người trong Nho là con người xã hội; Nho chỉ thấy mình, hiểu mình và định nghĩa mình trong quan hệ với người khác: quan hệ họ hàng, quan hệ làng nước, quan hệ đỗ đạt, quan hệ lễ nghĩa, quân quân thần thần phụ phụ tử tử, cư xử sao cho đúng vị trí của mình đủ làm người quân tử mệt phờ râu.

Khi Nho hết quay cuồng với hình bóng của mình trong con mắt của xã hội, lúc đó Nho mới giật mình nhận ra rằng mình có mối quan hệ khác nữa mà mình không hay: quan hệ của mình với mình. Nhìn ai cũng dễ, nhìn mình mới khó; nhưng đến một lúc nào đó rồi ai cũng phải nhìn mình, kể cả tên sát nhân, và nếu nhìn giỏi thì chẳng thấy mình đâu nữa, chỉ thấy Phật” (Bác Hãn lên chùa). Những lập luận đậm triết lý nhà Phật có ở trong tất cả những bài viết, những tiểu luận, những bài điểm sách.

Nói đến khía cạnh nghệ sĩ và văn chương, Nắng và hoa có văn chương đẹp, đẹp chỉnh đốn. Một nhà giáo có tư chất văn sĩ. Những tác phẩm mang tính hư cấu bộc lộ tư chất này. Chẳng hạn, Tôi ở bên này, tôi ở bên kia (hình như là bán tự truyện, hay là cách nhập thân của tác giả khiến người đọc cảm thấy thế?).

Chẳng hạn, Một buổi chiều tháng sáu. Bao nhiêu cái ngẫu nhiên dồn dập trong buổi chiều ấy, bao nhiêu cái “giá như” ân hận xót xa, bao nhiêu truy tìm nguyên cớ theo chiều dọc chiều ngang, bao nhiêu đời kiếp. Giây phút này ta đang sống, nhưng đâu biết ta đang đồng thời gây hại cho ai, đang cứu vớt ai? Một câu chuyện nhỏ đã nối một cá thể với nhân loại. Triết học Phật giáo bộc lộ ra dưới từng lớp lang câu chuyện: một hạt bụi nhỏ cũng có mối quan hệ qua lại với cả vũ trụ.

Cao Huy Thuần là cây bút hóm hỉnh. Thảng hoặc đây đó tác giả có những lúc mỉm cười hoặc bật cười dí dỏm. Người đọc lập tức được nhắc nhở rằng một ông giáo, một bậc tu hành cũng nhiều lúc cười, mà cười rất thật.

“Tôi được thầy Chơn Thiện cho ăn cơm chay tại chùa Tường Vân… Tôi đang chú tâm thưởng thức đĩa rau câu thì một đoàn đông đảo sư cô đến xin gặp thầy Chơn Thiện để hỏi về kỳ thi tuyển sắp mở. Thấy các cô lo lắng quá, thầy trấn an: “Các cô đậu hết!”. Các cô vui vẻ, hớn hở, đội nón lên, quay về Hồng Ân, trả đĩa rau câu lại cho tâm của tôi” (Sư bà). Hài hước mà vẫn là cách hài hước của nhà Phật.

Đọc Nắng và hoa, tôi hình dung ra đôi nét chân dung tác giả Cao Huy Thuần như vậy. Cứ bằng kiến thức triết học Phật giáo mà ông rất thấm nhuần, có lẽ ông sẽ thấy chân dung đó là mình mà chẳng phải mình.

Ông đã từng bảo: “Tôi vốn không bao giờ cãi khi người khác nói tôi thế này thế nọ. Không cãi vì cãi là mắc vào cái bẫy. Cái bẫy của chữ là. Tôi không trắng, không đen, cũng không vừa không đen, không trắng. Nhưng tôi cũng có trắng, có đen mà không phải là dơi chuột. Là cái gì, tùy bạn. Tôi chỉ biết rằng tôi như thế thì tôi nhẹ nhàng trong cuộc đời. Như mây”.

Nhẹ nhàng. Đấy là mong muốn của Cao Huy Thuần mà cũng là của nhiều người.

Theo Báo Tuổi Trẻ 09/07/2006 HỒ ANH THÁI

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Nửa Mối Tình Đầu

Những mảng ghép của cuộc sống

(SGGP Ngày 07/04/2007)

Lưu Thị Lương dắt bạn đọc vào một thế giới mà nơi ấy, cuộc sống giống như những mảng ghép sáng, tối tạo ra một bức tranh của cuộc sống. Đó là: Nửa mối tình đầu, Gần như một chuyện tình yêu, Chat ngoài giờ, Nhà vẫn còn trăng, Ông già ở lề đường, Chiều chiều có cái ngõ sau…

<A o

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?