Xem sách hay

Mẹ Trên Sân Khấu Kim Cương

Mua ở đâu?
NSND Kim Cương

Với tập sách Mẹ trên sân khấu Kim Cương, lần đầu tiên kịch của bà được in thành sách, gồm: Lá sầu riêng, Bông hồng cài áo và Huyền thoại mẹ. Cùng với ba kịch bản trên, cuốn sách còn có nhiều bài viết của các giáo sư, các học giả, nhà văn, nhà báo như ông Trần Trọng Tân (nguyên Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương); GS. Trần Văn Khê; GS, NGND Hoàng Như Mai; GS Cao Huy Thuần (học giả ở Pháp); Đại đức Thích Giác Toàn, nhà văn Vũ Hạnh… đặc biệt là có nhiều tư liệu và hình ảnh lần đầu tiên được công bố.

Nói về hình tượng người mẹ trong kịch của Kim Cương, GS – NGND Hoàng Như Mai viết: "Trong Bông hồng cài áo có hai bà mẹ xuất hiện. Một là bà Tư (nghệ sĩ Kim Cương thủ vai), hai là bà mẹ của Nga (do nghệ sĩ Bảy Nam thủ diễn). Hai bà mẹ có hai cuộc đời khác nhau, hai số phận khác nhau, hai hoàn cảnh sống khác nhau và hai nỗi đau khác nhau xuất phát từ con cái. Song cả hai bà mẹ đó đều đồng nhất, đều giống nhau ở một điểm chung mà lời thoại của nhân vật Nga đã nói rất rõ ấy là: "Mỗi bà mẹ đều có những nỗi đau đớn riêng do con cái mang tới song đều giống nhau ở chỗ bà mẹ nào cũng thương yêu con vô bờ bến và đều sẵn sàng bỏ qua mọi lỗi lầm của con cái mình".

"Sở dĩ hai bà mẹ trong Bông hồng cài áo làm cho người xem xúc động là bởi vì hình tượng của hai người mẹ đó qua diễn xuất của nghệ sĩ Bảy Nam và nghệ sĩ Kim Cương đã tạo nên cái thần và cái hồn của nhân vật. Đó chính là cái VĂN của nhân vật. Một bà Tư – Kim Cương. Một bà mẹ tâm thần – Bảy Nam đều làm cho khán giả lặng đi trong xúc động cho dù đó là những bà mẹ rất bình dị và vô cùng bình thường trong cuộc đời. Nhân cách của hai người mẹ ấy, tình yêu thương, nỗi đau của hai bà mẹ ấy đã khiến cho những đời thường nhạt nhòa trong cuộc sống mưu sinh thường nhật thăng hoa lên đạt tới chuẩn cao cả và cao thượng. Ấy chính là đã đạt tới chuẩn NHÂN và VĂN của nghệ thuật diễn xuất".

Qua cuộc đời và tác phẩm của NSND Kim Cương, GS Cao Huy Thuần khái quát: "Ở đâu có khóc, ở đấy có Kim Cương. Đó là Kim Cương của sân khấu. Kim Cương khóc với nhân vật. Mà đó cũng là Kim Cương ở ngoài đời, bởi vì ở ngoài đời Kim Cương cũng tìm khóc mà đến, nhưng đến để làm vơi nước mắt, để mang lại nụ cười. Người ta nói: sân khấu cũng là cuộc đời. Chị biết rõ hơn ai hết: cuộc đời cũng là sân khấu".

Mời bạn đón đọc.


Mẹ trên sân khấu Kim Cương
PNO – Qua 50 năm với bút danh Hoàng Dũng, NSND Kim Cương đã viết gần 100 kịch bản và dựng trên sân khấu kịch.

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?