Xem sách hay

Mẫu Thượng Ngàn

Mua ở đâu?
Nguyễn Xuân Khánh

Nguyễn Xuân Khánh

Văn hóa Việt, bản sắc văn hóa Việt là vấn đề, là câu hỏi đã được nêu ra và được hàng trăm, nếu không nói hàng nghìn nhà nghiên cứu tìm cách lý giải từ rất lâu. Nguyễn Xuân Khánh là nhà tiểu thuyết, anh cũng có câu trả lời của mình không phải bằng lý lẽ uyên bác mà bằng một cuốn tiểu thuyết sinh động, Mẫu Thượng Ngàn, còn dày dặn, bề thế, phong phú hơn cả cuốn Hồ Quý Ly từng gây xôn xao của anh mấy năm trước. Và có vẻ đây có thể là câu trả lời hấp dẫn hơn cả, nếu không nói là thuyết phục hơn cả.

Mẫu Thượng Ngàn là cuốn tiểu thuyết về văn hoá phong tục Việt Nam được thể hiện qua cuộc sống và những người dân ở một vùng quê bán sơn địa Bắc Bộ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trong bối cảnh Pháp xâm lược Việt Nam. đạo Phật suy tàn, đạo Khổng bị gạt bỏ, đạo Thiên chúa đang lan rộng, người dân quê trở về với đạo Mẫu – một tôn giáo có từ ngàn đời.

Mẫu Thượng Ngàn  cũng là cuốn tiểu thuýêt  lịch sử xã hội về Hà Nội cuối thế kỷ 19, gắn với việc người Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, việc xây Nhà Thờ Lớn, cuộc chiến của người Pháp với quân Cở Đen…

Mẫu Thượng Ngàn  còn là câu chuyện tình yêu của những người đàn bà Việt trong khung cảnh một làng cổ. Đó là tình yêu vừa bao dung, vừa mãnh liệt của những người phụ nữ với bao nỗi đắng cay, đầy chất phồn thực, bi, hài hoà quyện với mộng mơ và cao thượng.

Tác giả của Hồ Quý Ly một lần nữa chứng tỏ bút lực mạnh mẽ, sâu sắc, trữ tình qua cuốn tiểu thuyết đầy ấn tượng Mẫu Thượng Ngàn.
Mời bạn đón đọc.



Mẫu Thượng Ngàn
Một cuốn tiểu thuyết thật hay về văn hóa Việt

TT – Văn hóa Việt, bản sắc văn hóa Việt là vấn đề, là câu hỏi đã được nêu ra và được hàng trăm, nếu không nói hàng nghìn nhà nghiên cứu tìm cách lý giải từ rất lâu.

Nguyễn Xuân Khánh là nhà tiểu thuyết, anh cũng có câu trả lời của mình không phải bằng lý lẽ uyên bác mà bằng một cuốn tiểu thuyết sinh động, Mẫu Thượng Ngàn, còn dày dặn, bề thế, phong phú hơn cả cuốn Hồ Quý Ly từng gây xôn xao của anh mấy năm trước. Và có vẻ đây có thể là câu trả lời hấp dẫn hơn cả, nếu không nói là thuyết phục hơn cả.

Quả vậy, nếu đi tìm một nhân vật chính cho cuốn tiểu thuyết này, thì hẳn có thể nói nhân vật chính đó là nền văn hóa Việt, cái thực tại vừa vô cùng hiện thực, vừa rất hư ảo, bền chặt, xuyên suốt mà cũng lại biến hóa khôn lường, rất riêng và rất chung, rất bản địa mà cũng lại rất nhân loại.

Để nắm bắt được “nhân vật” vô cùng gần gũi mà vô cùng kỳ ảo đó, Nguyễn Xuân Khánh cũng như tất cả các nhà tiểu thuyết thật sự đẩy nó vào những hoàn cảnh cực đoan nhất: nông thôn Bắc bộ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi dân tộc phải đối mặt mất còn với thực dân phương Tây, cái phương Tây mang đến vừa vũ khí xâm lược hiện đại, vừa nền văn minh tân tiến mà xa lạ với Thiên Chúa giáo đi cùng; khi cả đạo Phật từng bám rễ suốt nghìn năm nay đã suy tàn, khi Nho giáo chỉ còn thoi thóp…

Bỗng bừng sống dậy một tôn giáo nảy sinh và thấm sâu âm thầm có lẽ từ thuở mới hình thành của dân tộc, đạo Mẫu rất Việt, rất phương Nam, rất dồi dào, bất tận, bất tử, như Đất, như Mẹ, như người Đàn bà.

Không phải ngẫu nhiên mà trong cuốn tiểu thuyết này đông đúc nhất, và cũng đẹp nhất, hay nhất, đậm nhất, mê nhất là những nhân vật nữ, có cảm giác như vô số vậy, từ bà Tổ Cô bí ẩn, bà Ba Váy đa tình… cho đến cô đồng Mùi, cô mõ Hoa khốn khổ, cô trinh nữ Nhụ tinh khiết. Hàng chục, hàng chục nhân vật nữ hết sức gần gũi, hiện thực, mơn mởn, sần sùi, dào dạt, trễ tràng, trữ tình, thừa mứa, khát khao cho và nhận, nhận và cho… và đến cả bà Đà của ông Đùng huyền thoại nữa…, tất cả tràn trề sinh lực, đầm đìa phồn thực…

Và ta bỗng hiểu ra: một nhân dân tiềm chứa trong mình sức sống ẩn sâu trong một thứ tín ngưỡng tuyệt diệu như vậy thì không bao giờ có thể chết, có thể cạn. Vĩnh cữu như Đất, như Rừng, như Mẹ, như người Đàn bà.

Bằng cuốn tiểu thuyết này, bằng khám phá này – tôi muốn nói vậy – Nguyễn Xuân Khánh một lần nữa khiến ta kinh ngạc vì bút lực còn dồi dào đến tràn trề và say đắm của anh. Tác giả đã ngót 75 tuổi. Gừng già thật cay!

Theo Báo Tuổi Trẻ 12/07/2006 NGUYÊN NGỌC

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Mẫu Thượng Ngàn
Mẫu Thượng Ngàn

Cuốn tiểu thuyết về văn hóa phong tục Việt Nam thể hiện qua cuộc sống và những người dân tại một làng quê Bắc Bộ (cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20), là cuốn tiểu thuyết lịch sử xã hội về Hà Nội cuối thế kỷ 19 – gắn với việc người Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai.

Mẫu Thượng Ngàn còn là câu chuyện tình yêu bao dung, mãnh liệt của những người đàn bà Việt … Nguyễn Xuân Khánh, tác giả của “Hồ Quý Ly”, lại một lần nữa chứng tỏ bút lực mạnh mẽ, sâu sắc, trữ tình qua Mẫu Thượng Ngàn.

Sách được ấn hành bởi NXB Phụ Nữ. Giá bìa 94.000 đồng/cuốn,

Theo Báo SGGP13/08/2006 TƯỜNG VŨ

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Mẫu Thượng Ngàn
(13-09-2006 22:56:44)

Mẫu thượng ngàn nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2006.

Hôm qua (13-9), Hội Nhà văn Hà Nội đã chính thức công bố Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2006.
Bốn tác phẩm: Mẫu thượng ngàn (tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, NXB Phụ Nữ), Hành trình (tập thơ của Hoàng Hưng, NXB Hội Nhà văn), Giăng lưới bắt chim (tập tiểu luận, phê bình văn học của Nguyễn Huy Thiệp, NXB Hội Nhà văn) và Cô đơn trên mạng (tiểu thuyết của Janusz L. Wisniewski – Ba Lan, bản dịch của Nguyễn Thanh Thư, NXB Trẻ) được trao giải thưởng này.

Sàng lọc từ trên 100 tác phẩm được giới thiệu, xuất bản trong khoảng thời gian từ ngày 1-7-2005 đến 30-6-2006, 10 tác phẩm có dư luận tốt và có chất lượng hơn cả được chọn vào vòng chung khảo. Theo đánh giá của Hội đồng Chung khảo, Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh vừa mới phát hành đã nhanh chóng gây được dư luận, chứng tỏ bút lực dồi dào của nhà tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Cuốn tiểu thuyết đã đạt được số phiếu tuyệt đối của Hội đồng Chung khảo: 9/9 phiếu. Hành trình của Hoàng Hưng tập hợp những bài thơ sáng tác trong giai đoạn 1995-2005. Sau rất nhiều tìm tòi thể nghiệm, thơ Hoàng Hưng đã đạt đến độ chín ở tập Hành trình. Tập thơ này và tập Giăng lưới bắt chim được 8/9 phiếu bầu. Giăng lưới bắt chim của Nguyễn Huy Thiệp tập hợp những bài phê bình văn học, tiểu luận, tạp văn quan trọng của một nhà văn đương đại. Cô đơn trên mạng là bản dịch cuốn tiểu thuyết của văn học Ba Lan đương đại. Hơi thở thời đại và những vấn đề của một xã hội trong thời toàn cầu hóa bao trùm toàn bộ cuốn sách. Bản dịch này đạt 5/9 phiếu bầu.

H.L.Anh

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Hãy Bước Đi Như Con Tim Mách Bảo

(SGGP Ngày 08/04/2007)

Tiểu thuyết của nhà văn Ý Susanna Tamaro, do Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây và NXB Hội Nhà văn ấn hành. Quyển tiểu thuyết được “xâu chuỗi” bởi những bức thư của một bà già cô độc gửi cho đứa cháu ngoại đi du học xa và đó là những lá thư không được gửi, “Những dòng này sẽ không bao giờ đến với cháu ở Mỹ đâu. Nếu ngày cháu trở về mà ta không còn nữa thì những dòng này sẽ ở đây đợi cháu”.

Qua những trang thư, quá khứ, hiện tại và cả tương lai của ba thế hệ (mẹ, con, cháu) lúc đan xen nhau, lúc cùng hiện diện và cùng đối diện với sự thật, những sự thật bị che giấu… Cùng với thời gian, những tổn thương dai dẳng, những ngờ vực âm thầm… đã tạo thành lớp sương mù lạnh lẽo ngột ngạt dưới một mái nhà của những người máu mủ ruột rà. Để cuối cùng, người bà đã nhận ra: “Mắc sai lầm là điều tất nhiên, nhưng ra đi mãi mãi mà không hiểu được sai lầm đó là làm mất đi ý nghĩa của cuộc đời”.

Susanna Tamaro đã chuyển một thông điệp: Mỗi con người cần có đủ dũng khí để nhìn nhận bản thân mình, lắng nghe bản thân mình và cần có năng lực yêu thương để có thểå “bước đi như con tim mách bảo”.

NGUYỆT ANH

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Mười Ba Bến Nước
(VTV1 Ngày 10/05/2007)

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Đời Tôi – My Life Bill Clinton
(VTV1 Ngày 11/06/2007)

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Mẫu Thượng Ngàn

Thứ Bảy, 27/10/2007
Giải thưởng sách VN 2007

TT – Hội Xuất bản VN vừa công bố Giải thưởng sách VN năm 2007 lần thứ ba, với 68 giải thưởng (vàng, bạc, đồng, khuyến khích) trên tổng số 330 tên sách dự xét giải năm nay do các nhà xuất bản gửi tới hội đồng chấm giải.

Ba giải vàng sách hay (trị giá 15 triệu đồng/giải) thuộc về cuốn Lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945-2005, NXB Chính Trị Quốc Gia (thể loại lý luận – chính trị); Văn hóa làng miền núi Trung bộ Việt Nam, NXB Thuận Hóa (thể loại văn hóa – nghệ thuật); Từ điển chữ Nôm, NXB Giáo Dục (thể loại khoa học xã hội và nhân văn). Thể loại sách giáo dục – đào tạo, sách khoa học – công nghệ và sách thiếu nhi không có giải vàng.

Năm giải vàng sách đẹp (trị giá 2,5 triệu đồng/giải) được trao cho các cuốn sách: Người Dao ở Việt Nam (NXB Thông Tấn), Mẫu thượng ngàn (ảnh, NXB Phụ nữ), Tháp cổ Champa (NXB Thế Giới), Từ Thức gặp tiên (NXB Kim Đồng), Làng nghề thủ công mỹ nghệ miền Bắc (NXB Mỹ Thuật).

Tiến sĩ Lê Phước Dũng – phó chủ tịch thường trực Hội Xuất bản VN – cho biết hội đang làm đề án nâng Giải thưởng sách VN thành Giải thưởng sách quốc gia VN để trình Chính phủ.

U.LY

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?